Sojka và cs (1996) [24] khi nghiên cứu về bệnh E.coli ở gia cầm đã khẳng định: Hầu hết các Serotype tách từ gia cầm chỉ gây bệnh cho chim, nhưng một số ít cũng kết hợp với các điều kiện gây bệnh cho những loài động vật khác.
Theo Jacob K.P Kwaga và cs (1994) [23] cho biết: Colibaccillosis là căn bệnh nghiêm trọng và gây thiệt hại kinh tế khá lớn ở gà và gà tây, các type vi khuẩn E.coli phân lập được là O1, O2, O78.
Abdelhamind Hammoudi và cs (2006) [21] đã tiến hành khảo sát trên 100 trại gà vùng nông thôn ở Morogoro (Tanzania) thấy gà nhiễm 18 loài
Nematoda, 8 loài Cestoda, không bị nhiễm Trematoda. Tất cả các loài ít nhất
đều nhiễm 3 loài giun sán khác nhau. Gà đang tăng trưởng có từ 4 - 14 giun sán/cá thể, gà trưởng thành có từ 3 - 12 giun sán/cá thể. Gà nhiễm cao vào mùa mưa.
2.3. Đối tượng, thời gian, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là gà CP707 (Avian) ở mọi lứa tuổi.
2.3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Tại trang trại chăn nuôi gia cầm doanh nghiệp Hiền - Chung xóm Soi Vàng - xã Tân cương - thành phố Thái Nguyên.
2.3.1.3. Thời gian nguyên cứu
Từ ngày 03 tháng 06 năm 2013 đến 18 tháng 11 năm 2013.
2.3.2. Nội dung nghiên cứu
- Tỷ lệ gà mắc bệnh đường tiêu hóa theo cá thể. - Tỷ lệ gà mắc bệnh đường tiêu hóa theo tính biệt. - Tỷ lệ gà mắc bệnh đường tiêu hóa theo tuổi. - Tỷ lệ gà chết do mắc bệnh đường tiêu hóa.
- Một số triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể quan sát được ở gà mắc bệnh đường tiêu hóa.
- Một số biện pháp phòng, trị bệnh đường tiêu hóa trên gà. - Phác đồ điều trị bệnh đường tiêu hóa ở gà.
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3.1. Phương pháp trực tiếp
Quan sát trực tiếp trên đàn gà và ghi vào sổ theo dõi: - Quan sát triệu chứng, bệnh tích:
Hàng ngày theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà, quan sát vào buổi sáng sớm, trạng thái của đàn gà khi cho ăn, quan sát trạng thái phân trên nền chuồng, ghi chép lại toàn bộ những con có biểu hiện triệu chứng của bệnh.
Những gà chết được mang đến khu mổ khám bệnh tích của trại và tiến hành mổ ngay để kiểm tra bệnh tích.
- Điều tra dịch tễ:
Ghi chép những thông tin liên quan đến đàn gà nghiên cứu bao gồm: giống gà, lứa tuổi, có sử dụng vắc xin hay không (số lần sử dụng), phương thức chăn nuôi, số gà bệnh, số gà chết…
- Chẩn đoán bệnh:
Dựa vào các đặc điểm của bệnh: + Dựa vào đặc điểm dịch tễ học + Dựa vào độ tuổi mắc bệnh
+ Dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh tích điển hình:
Những gà có triệu chứng và bệnh tích được kết luận là bệnh đường tiêu hóa là những gà có triệu chứng giảm ăn, ít vận động, khát nước, tiêu chảy, phân màu vàng, lông dựng, dạ dày chứa thức ăn chưa tiêu hóa, ruột non căng
phồng, chứa dịch màu vàng, ruột non viêm, xuất huyết. + Dựa vào kết quả điều trị.
- Trực tiếp tham gia phòng trị các bệnh bằng thuốc.
2.3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh.
Bảng 2.1. Sơ đồ phân lô nghiên cứu thực tế tại trại gà doanh nghiệp Hiền - Chung Lô thí nghiệm Loại gà Số con thí nghiệm Thời gian thí nghiệm Thức ăn Phương thức nuôi Thuốc điều trị
Lô 1 Avian 470 1 - 8 tuần Thức ăn hỗn hợp CP
Nuôi nhốt đệm - trấu
Coli - 200 + Vitamin C
Lô 2 Avian 505 1 - 8 tuần Thức ăn hỗn hợp CP
Nuôi nhốt đệm - trấu
Coli - 200 + Vitamin C
Lô 3 Avian 393 1 - 8 tuần Thức ăn hỗn hợp CP
Nuôi nhốt đệm - trấu
Coli - 200 + Vitamin C
Lô 4 Avian 511 1 - 8 tuần Thức ăn hỗn hợp CP
Nuôi nhốt đệm - trấu
Ampicoli + Vitamin C
Lô 5 Avian 455 1 - 8 tuần Thức ăn hỗn hợp CP
Nuôi nhốt đệm - trấu
Ampicoli + Vitamin C
Lô 6 Avian 589 1 - 8 tuần Thức ăn hỗn hợp CP
Nuôi nhốt đệm - trấu
Ampicoli + Vitamin C
2.3.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi * Tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa ở gà * Tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa ở gà
- Tỷ lệ mắc = Số gà mắc bệnh đường tiêu hóa × 100% Số gà theo dõi
* Bệnh tích của gà bị mắc bệnh đường tiêu hóa * Tỷ lệ khỏi bệnh của gà mắc bệnh đường tiêu hóa
- Tỷ lệ gà khỏi bệnh (%) = Số con gà điều trị × 100% Số con theo dõi
2.3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được từ thí nghiệm được xử lý bằng phần mền Excel dựa trên phương pháp thống kê sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi theo tài liệu của Nguyễn Văn Thiện (2008) [18]:
- Số trung bình: n x n x x x X n i i n ∑ = = + + + = 1 2 ... 1 - Độ lệch tiêu chuẩn: ( ) 1 2 2 − − ± = ∑ ∑ n n X X SX
- Sai số của số trung bình:
( 30), 1 ≤ − ± = n n S m X X =± (n>30) n S m X X Trong đó: : X
m Sai số của số trung bình :
X
S Độ lệch chuẩn n: Dung lượng mẫu
* Phương pháp tình độ tin cậy của các giá trị thực nghiệm dựa trên công thức của Michael Thrusfield (1986):
χ2 TN = (a.d - b.c) 2 ×(a+b+c+d) (a+b)(c+d)(a+c)(b+d) Trong đó: χ2 TN: Mức độc lập
a, b, c, d là những số thực nghiệm - Tìm các giá trị χ2 αứng với độ tự do γ=(l1-1)(l2-1) bằng cách tra bảng phân bố χ2 . - So sánh χ2 TN và χ2 α Nếu χ2
TN < χ20,05 thì kết kuận không có sự sai khác giữa 2 tỷ lệ. Nếu χ2
TN > χ20,05 thì kết luận có sự sai khác giữa 2 tỷ lệ với độ tin cậy 95%. Nếu χ2
TN ≥ χ20,01 thì kết luận có sự sai khác khá rõ rệt giữa 2 tỷ lệ với độ tin cậy 99%.
Nếu χ2
TN ≥ χ20,001 01 thì kết luận có sự sai khác rất rõ rệt giữa 2 tỷ lệ với độ tin cậy 99,9%.
2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.4.1. Kết quả theo dõi bệnh đường tiêu hóa ở gà theo cá thể
Qua theo dõi tỷ lệ gà mắc bệnh đường tiêu hóa theo cá thể. Kết quả được trình bày ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tỷ lệ gà mắc bệnh đường tiêu hóa theo cá thể
Lô theo dõi Gà mắc bệnh theo cá thể Số gà theo dõi (con) Số gà mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Lô 1 470 122 25,96 Lô 2 505 119 23,56 Lô 3 393 84 21,37 Lô 4 511 128 25,05 Lô 5 455 111 24,40 Lô 6 589 161 27,33 Tính chung 2923 725 24,80 Từ bảng 2.2 ta thấy :
Qua theo dõi 2923 gà có 725 gà mắc bệnh trong đó tại lô 6 có số con mắc cao nhất là 161/589 con, chiếm tỷ lệ 27,33%, đàn mắc thấp nhất là đàn tại lô 3 có số con mắc bệnh là 84/393 con, chiếm tỷ lệ 21,37%. Tỷ lệ gà mắc bệnh đường tiêu hóa trung bình của 6 lô chiếm 24,80%. Có sự sai khác nhau về tỷ lệ % gà mắc bệnh đường tiêu hóa giữa các lô là do:
Đàn gà tại lô 6 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (27,33%) vì vệ sinh chuồng trại kém, nền chuồng ẩm ướt tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển từ đó dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa cao hơn.
Đàn gà tại lô 3 có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất (21,37%) vì vệ sinh chuồng trại tốt, nền chuồng được vệ sinh nên luôn luôn khô ráo tránh được các mầm bệnh, máng ăn máng uống tự động được sắp xếp hợp lý gà dễ lấy thức ăn, nước uống từ đó sinh trưởng, phát triển tốt có sức đề kháng cao ít cảm nhiễm với mầm bệnh.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Văn Thịnh và cs (1977) [16] cho rằng khi nuôi dưỡng không tốt sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển rầm rộ, nuôi gà trong điều kiện ẩm thấp, sân chơi quá nhỏ, điều kiện vệ sinh kém là điều kiện thuận lợi cho bệnh đường tiêu hóa phát triển và lây lan.
Từ kết quả thực tế trên cho thấy việc chăm sóc, vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh cho đàn gà là một trong những biện pháp quan trọng để phòng bệnh đường tiêu hóa cho gà nhất là các đàn gà có mật độ nuôi đông.
2.4.2. Kết quả theo dõi bệnh đường tiêu hóa ở gà theo tính biệt
- Qua theo dõi tỷ lệ gà mắc bệnh đường tiêu hóa theo tính biệt. Kết quả được trình bày ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Tỷ lệ gà mắc bệnh đường tiêu hóa theo tính biệt
Lô theo dõi
Gà mái Gà trống Số gà mái theo dõi (con) Số gà mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số gà trống theo dõi (con) Số gà mắc bệnh (con) Tỷ lệ (con) Lô 1 242 64 26,45 228 58 25,44 Lô 2 304 59 19,41 201 60 29,85 Lô 3 194 48 24,74 199 36 18,09 Lô 4 306 81 26,47 205 47 22,93 Lô 5 200 62 31,00 255 49 19,22 Lô 6 259 89 34,36 330 72 21,82 Tính chung 1505 403 26,78 1418 322 22,71
Để so sánh tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa, chúng em dựa vào số gà không mắc bệnh và số gà mắc bệnh theo tính biệt, áp dụng công thức tính χ2 thực nghiệm. Kết quả tính được trình bày ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. So sánh tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa theo tính biệt
Loại gà Số gà mắc bệnh Số gà không mắc bệnh Tổng số gà theo dõi χ2 TN Gà mái 403 a 1102 b 1505 a+b 0,26 Gà trống 322 c 1096 d 1418 c+d Cộng 725 a+c 2198 b+d 2923 a+b+c+d Ta có: χ2 TN =6,49 Ứng với độ tự do γ = γ = (l1 -1)(l2 -1) = (2-1)(2-1) = 1 thì χ2α có 3 giá trị là 3,8. 6,6. 10,8. So sánh giá trị χ2
TN với χ2α ta có 6,49<6,6. Điều này có nghĩa xác suất xuất hiện giá trị χ2
TN = 6,49<6,6 là hoàn toàn ngẫu nhiên sinh ra nhỏ hơn 0,05 (P<0,05). Như vậy có nghĩa là các nhân tố thí nghiệm và kết quả thí nghiệm trong trường hợp không độc lập với nhau (có quan hệ với nhau). tức là tỷ lệ mắc bệnh của gà mái và gà trống là khác nhau với mức độ tin cậy là 95%.
Từ bảng 2.3 và 2.4 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa phụ thuộc vào tính biệt của gà.
Từ bảng 2.3 ta thấy sự chênh lệnh tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa giữa gà trống và gà mái ở lô 6 là cao nhất với tỷ lệ gà mái mắc bệnh đường tiêu hóa chiếm (34,36%) còn tỷ lệ gà trống mắc bệnh đường tiêu hóa chiếm (21,82%). Sự chênh lệch tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa giữa gà trống và gà mái ở lô 1 là thấp nhất với tỷ lệ gà mái mắc bệnh đường tiêu hóa chiếm (26,45%) và tỷ lệ gà trống mắc bệnh đường tiêu hóa chảy chiếm (25,44%).
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Tiến (1995) [21], các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà Broiler xếp theo thứ tự quan trọng lần lượt là tính biệt, công thức lai, dinh dưỡng và mùa vụ.
Có sự sai khác nhau về tỷ lệ % gà mắc bệnh đường tiêu hóa theo tính biệt. Cần quan tâm tới tính biệt của gà, cân bằng tỷ lệ trống mái và có các biện pháp nuôi dưỡng chăm sóc thích hợp để phòng bệnh đường tiêu hóa cho gà.
2.4.3. Kết quả theo dõi bệnh đường tiêu hóa ở gà theo tuổi
Tỷ lệ gà mắc bệnh đường tiêu hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố độ tuổi, mỗi độ tuổi khác nhau thì khả năng lây nhiễm bệnh cũng khác nhau.
Qua theo dõi tỷ lệ gà bệnh đường tiêu hóa theo tuổi. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Tỷ lệ gà mắc bệnh đường tiêu hóa theo tuổi
Tuần tuổi Số con theo dõi (con) Số gà mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 - 2 2923 225 7,70 3 - 4 2908 164 5,64 5- 6 2885 144 4,99 7 - 8 2867 192 6,70 Tính chung 2896 725 25,03
Từ bảng 2.5 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa ở gà phụ thuộc vào lứa tuổi. Qua theo dõi tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa qua các lứa tuổi cho thấy ở giai đoạn 5 - 6 tuần tuổi tỷ lệ mắc bệnh là thấp nhất là 4,99%, ở giai đoạn 1 - 2 tuần tuổi tỷ lệ mắc bệnh cao nhất 7,70%.
Ở những độ tuổi khác nhau thì đặc tính sinh lý khác nhau, nên sự đáp ứng của cơ thể với các yếu tố gây bệnh là khác nhau, do vậy tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa cũng khác nhau ở các độ tuổi.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa cao ở giai đoạn 1-2 tuần tuổi là: Gà con mới nhập, chưa thích nghi với môi trường mới, thời tiết thay đổi đột ngột làm cho cơ thể gà bị rối loạn, thức ăn không tiêu hóa làm cho vi khuẩn đường ruột phát triển mạnh từ đó dẫn đến tình trạng tiêu chảy nhiều ở đàn gà.
Kết quả thu được phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Bình và cs (2005) [3] cho rằng các loài gia cầm đều nhiễm bệnh đường tiêu hóa, riêng ở gà trong mọi lứa tuổi đều mắc bệnh đặc biệt ở gà con 1 đến 10 ngày tuổi khi vận chuyển đi xa và bị lạnh.
Vì vậy nên chú trọng vào việc chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn gà ở các giai đoạn phát triển một các phù hợp với đặc tính sinh lý của gà để tránh hiện tượng gà mắc bệnh đường tiêu hóa nhiều làm cho gà tỷ lệ chết của gà lên cao làm thiệt hại đến kinh tế, đặc biệt là giai đoạn 1 - 2 tuần tuổi.
2.4.4. Kết quả theo dõi tỷ lệ gà chết do mắc bệnh đường tiêu hóa.
Qua theo dõi tỷ lệ gà chết do mắc bệnh đường tiêu hóa. Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Tỷ lệ gà chết do mắc bệnh đường tiêu hóa
Lô theo dõi Số gà theo dõi (con) Số gà mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số gà chết (con) Tỷ lệ chết (%) Lô 1 470 122 25,96 15 12,30 Lô 2 505 119 23,56 11 9,24 Lô 3 393 84 21,37 9 10,70 Lô 4 511 128 25,05 13 10,16 Lô 5 455 111 24,40 14 12,60 Lô 6 589 161 27,33 21 13,04 Tính chung 2923 725 24,80 83 11,45
Bệnh đường tiêu hóa qua theo dõi với tổng số 2923 con. Thấy có 725 con có biểu hiện giảm ăn, ít vận động, khát nước, tiêu chảy, phân màu vàng, lông dựng, chiếm tỷ lệ 24,80%, số con chết do bệnh đường tiêu hóa gây ra là 83 con, chiếm tỷ lệ 11,45%
Trong quá trình nuôi gà đã được đưa vào cơ thể nhiều loại vắc xin, các loại thuốc phòng bệnh và gà đã hoàn thiện về các bộ máy trong cơ thể nên sức đề kháng chống chịu với bệnh tật là rất cao. Bên cạnh đó, do việc sử dụng các biện pháp điều trị kết hợp bên ngoài. Kết quả tổng hợp của việc nâng cao sức
khỏe, sức đề kháng, cộng với tác dụng của thuốc điều trị làm cho tỷ nhiễm bệnh giảm. Vì vậy, ta nhìn vào bảng 2.6 ta thấy tỷ lệ chết thấp.
Tỷ lệ chết thấp nhất là ở lô 2 là 11/119 con, chiếm 9,24%, tỷ lệ chết cao nhất ở lô 6 là 21/161, chiếm 13,04%, tỷ lệ gà chết do mắc bệnh đường tiêu hóa trung bình 11,45%.
Tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết của gà tùy thuộc vào từng vùng, từng trại có biện pháp phòng và vệ sinh khác nhau (Nguyễn Xuân Bình và cs, 2004) [3].
Từ kết quả trên cho thấy việc phòng bệnh theo một quy trình nghiêm ngặt đã làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh mang lại hiệu quả cao, tỷ lệ chết giảm. Vì vậy chúng ta nên áp dụng những biện pháp phòng trị bệnh, công tác chăm sóc