Đặc điểm sinh lý tiêu hóa và trao đổi chất của gia cầm

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh đường tiêu hóa ở gà CP707 nuôi thịt tại doanh nghiệp hiền chung và biện pháp phòng trị (Trang 27 - 31)

* Đặc điểm sinh trưởng

- Về sức sống và khả năng chống chịu bệnh

Sức sống và khả năng chống chịu bệnh tật của động vật nói chung và của gia cầm nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho việc chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Sức sống của gia cầm là một tính trạng di truyền số lượng, đặc trưng cho từng cá thể và thể hiện ở khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với môi trường và được thể hiện ở tỷ lệ nuôi sống của đàn gia cầm từ khi sơ sinh đến khi giết thịt. Bên cạnh đó tỷ lệ nuôi sống còn chịu ảnh hưởng của mức độ giao phối cận huyết, mức độ giao phối cận huyết cao thì tỷ lệ nuôi sống gà giảm, ngược lại sự lai tạo giống cho ưu thế lai sẽ làm tăng tỷ lệ nuôi sống, tăng khả năng sinh trưởng.

Sức sống được thể hiện ở thể chất và được xác định bởi tính di truyền mà động vật có thể chống lại ảnh hưởng xấu của môi trường và của dịch bệnh (Hoàng Toàn Thắng, 1996) [15].

- Về đặc điểm sinh trưởng của gia cầm

Sinh trưởng là một quá trình tích lũy chất hữu cơ cho quá trình đồng hóa và dị hóa, sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận, toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở di truyền từ đời trước (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, (1992) [12]. Sinh trưởng là sự tích lũy dần các chất, chủ yếu là protein, mà tốc độ tích lũy các chất và sự tổng hợp protein cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể. Theo Đặng Vũ Bình (2002) [1], thực chất của sự sinh trưởng là sự tăng trưởng và phân chia tế bào trong cơ thể vật nuôi. Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein nên người ta thường lấy khả năng tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng.

Có hai chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng của gia cầm là:

+ Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể lúc khảo sát so với lúc ban đầu khảo sát (Nguyễn Văn Thiện, 2002) [18].

+ Sinh trưởng tuyệt đối: Theo Nguyễn Văn Thiện (2002) [18], sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát. Đơn vị của sinh trưởng tuyệt đối là g/con/ngày. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng

Khả năng sinh trưởng của động vật nói chung và của gà nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Dòng, giống, tuổi, tính biệt, hướng sản xuất, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Tiến (1995) [21], các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà Broiler xếp theo thứ tự quan trọng lần lượt là tính biệt, công thức lai, dinh dưỡng và mùa vụ.

+ Dòng, giống: Hai yếu tố này có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng của gia súc, gia cầm. Các giống khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau trong cùng một điều kiện chăn nuôi. Sự khác nhau về khối lượng cơ thể gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng năng suất lớn hơn giống gà hướng trứng từ 500 ÷ 700g/con (13 ÷ 30%).

+ Tuổi: Gia cầm non sau 2 ÷ 3 tuần tuổi đã tăng lên hàng chục lần so với khối lượng ban đầu. Khối lượng cơ thể tăng lên 10 lần ở 20 ngày tuổi, tăng 20 lần ở 30 ngày tuổi, tăng 30 lần ở 40 ngày tuổi, tăng 40 lần ở 60 ngày tuổi. Ở gà siêu thịt so với lúc mới nở sau 49 ngày tuổi khối lượng gà đã tăng lên 41 lần.

+ Tính biệt: Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể còn do tính biệt quy định, trong đó con trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn con mái. Đồng thời sự khác nhau về khối lượng giữa gà trống và gà mái là do gen liên kết ở gà trống hoạt động mạnh hơn gà mái.

+ Chế độ dinh dưỡng: Để phát huy được khả năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức ăn tối ưu, đầy đủ chất dinh dưỡng và phải được cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, axit amin với năng lượng trong khẩu phần ăn (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 1995) [10]. Bên cạnh đó cần phải cung cấp đầy đủ chất khoáng và vitamin cho quá trình sinh trưởng, tuy các chất này không giữ vai trò là các chất sinh năng lượng và tạo tế bào nhưng chúng tham gia vào thành phần của các chất có hoạt tính sinh học cao, đảm bảo cho các quá trình sinh lý trong cơ thể được tiến hành bình thường và có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình trao đổi chất của cơ thể gia cầm.

+ Nhiệt độ: Ảnh hưởng lớn tới nhu cầu năng lượng và protein của gà. Nhiệt độ cao làm cho gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn ở các trang trại chăn nuôi gà công nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới.

+ Chế độ chiếu sáng: Gà rất nhạy cảm với ánh sáng. Khi gà còn nhỏ việc chiếu sáng có ý nghĩa quan trọng, đó là do gà con chưa quen với môi trường mới đồng thời khả năng điều tiết thân nhiệt của gà còn kém nên chiếu sáng sẽ giúp gà con sưởi ấm, đặc biệt là về mùa đông.

* Đặc điểm sinh lý tiêu hóa và trao đổi chất của gia cầm

Gia cầm có nguồn gốc từ loài chim hoang dại, chúng có nhiều đặc điểm khác với gia súc là có bộ xương xốp nhẹ, thân phủ lông vũ, chi trước biến thành cánh để bay, con mái đẻ trứng sau đó chúng ấp nở thành con non.

Gia cầm khác với động vật khác ở chỗ cường độ, các quá trình trao đổi chất, thân nhiệt cao (40 ÷ 420C), gia cầm tăng trọng nhanh tùy vào từng loại

như: Gà hướng thịt Broiler lúc 50 ngày tuổi gấp 40 ÷ 50 lần trọng lượng khi mới nở (Nguyễn Duy Hoan và Trần Thanh Vân, 1998) [6].

Bên cạnh đó cấu tạo và chức năng bộ máy tiêu hóa của gia cầm cũng có nhiều đặc điểm riêng biệt: Gia cầm mổ thức ăn bằng mỏ, khoang miệng không có răng và môi, mặt trên lưỡi có những răng nhỏ đã hóa sừng hướng về phía cổ họng để đưa thức ăn về phía thực quản, thức ăn không được nghiền nhỏ mà chỉ được thấm đều nước bọt để dễ nuốt. Thức ăn từ miệng vào thực quản, thực quản phình to thành diều, thức ăn được làm mềm, quấy trộn và tiêu hóa từng phần do các men thức ăn và vi khuẩn trong thức ăn thực vật, nhờ men amilozen tinh bột được phân giải thành đường đơn glucoza, ở gà không có phản xạ nôn, thức ăn ở diều không trở lại miệng được.

Thức ăn không được giữ lâu ở dạ dày tuyến, khi được dạ dày tuyến làm ướt thức ăn chuyến xuống dạ dày cơ nhờ nhịp co bóp đều đặn của dạ dày cơ (không quá 1 lần/phút), nhiệm vụ của dạ dày tuyến là chứa axít (HCl), muối ăn, tại đây thủy phân protein như sau:

Protein Ohin + H2O + Pepsin và HCl + Albunozu + Peptot.

Dạ dày cơ không tiết dịch tiêu hóa, nhờ có màng cơ và màng sừng phát triển mà thức ăn được nghiền nhỏ và trộn lẫn với dịch vị của dạ dày tuyến axít chlohydric tác động làm cho proteinotein trở nên căng phồng, lúc này nhờ có men pepsin chúng phân giải thành peptone và một thành phần axít amin.

Từ dạ dày cơ thức ăn đi vào ruột, thức ăn ở ruột được trộn vơi dịch ruột, trong dịch ruột có amilaza, tripxinclohyen tiết ra có tác dụng phân giải các chất dinh dưỡng cơ bản của thức ăn như gluxit, protein để tạo thành các chất dễ hấp thụ. Tiêu hóa protein ở ruột bắt đầu từ sự tác động của HCl, pepsinchinieri, dịch dạ dày đi vào cùng thức ăn. Gluxit phân giải thành đường đơn là chủ yếu, dưới tác động của men amilaza và dịch mật thành alyxezin và axít béo. Ở manh tràng quá trình phân giải protit, gluxit, lipit còn tiếp tục nhờ men đường ruột do vi sinh vật tiết ra nhưng với số lượng ít, đây là nơi duy nhất phân giải một lượng xơ (10 ÷ 30%) bằng các men vi sinh vật tiết ra, do tiêu hóa chất xơ kém nên trong khẩu phần không có chất xơ, dễ bị nhiễm bệnh đường tiêu hóa.

Thức ăn đi qua đường tiêu hóa rất nhanh, ở gà 10 ngày tuổi thức ăn qua đường tiêu hóa hết 2 giờ ÷ 2 giờ 40 phút, ở gà 20 ngày tuổi hết 2 giờ 30 phút ÷ 3 giờ, gà 70 ÷ 130 ngày tuổi hết 3 ÷ 4 giờ và gà trưởng thành thì thức ăn qua đường tiêu hóa sau 4 ÷ 5 giờ (Nguyễn Duy Hoan, 1998) [7]. Vì vậy, khi gà nuốt phải mầm bệnh, chúng sẽ cùng thức ăn xuống ruột non, ruột già và manh tràng do đó quá trình xâm nhập của mầm bệnh là rất nhanh.

Trong bộ máy tiêu hóa của gà, hợp chất phức tạp sẽ phân giải thành hợp chất đơn giản như: Protit, gluxit thành các chất axít amin, đường đơn, axít béo sau khi hấp thu vào máu đưa tới các cơ quan, bộ phận trên cơ thể, chúng được dùng để tạo tế bào mới khôi phục, tế bào này tạo thành dịch tiêu hóa và cơ thể luôn xảy ra quá trình phân giải, oxy hóa hợp chất hữu cơ phức tạp, nhờ đó năng lượng được giải phóng để duy trì thân nhiệt và hoạt động của cơ thể.

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh đường tiêu hóa ở gà CP707 nuôi thịt tại doanh nghiệp hiền chung và biện pháp phòng trị (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)