2.3.4.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh sinh sản toàn đàn nái của trại
- Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản theo giống lợn. - Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản theo lứa đẻ. - Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản theo dãy chuồng.
2.3.4.3. Chỉ tiêu theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh sinh sản bằng các phác đồ điều trị sử dụng trong đề tài các phác đồ điều trị sử dụng trong đề tài
- Thời gian điều trị.
- Kết quả điều trị (tỷ lệ nái điều trị khỏi).
- Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái sau khi điều trị.
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu
2.3.5.1. Phương pháp nghiên cứu tình hình mắc bệnh sinh sản ở đàn lợn nái sinh sản
- Thống kê đàn lợn cần điều tra, lập sổ sách theo dõi.
- Hàng ngày, theo dõi sức khoẻ đàn lợn, chẩn đoán, phát hiện những con mắc bệnh sinh sản, ghi chép, phân loại.
2.3.5.2. Phương pháp nghiên cứu biểu hiện lâm sàng của bệnh sinh sản trên đàn lợn nái đàn lợn nái
Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày, thông qua các biểu hiện lâm sàng để chẩn đoán.
* Đối với bệnh viêm tử cung
Dùng mắt thường đánh giá qua biểu hiện lâm sàng như trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, nước và dịch chảy ra, màu sắc, mùi của dịch nhờn.
Nếu triệu chứng lâm sàng không rõ, không xác định được mức độ viêm nhiễm, dùng mỏ vịt kiểm tra: Đưa mỏ vịt vào âm môn, chiếu đèn pin soi và quan sát. Thường thấy các trạng thái sau:
+ Trạng thái bình thường: Vùng âm đạo, tử cung sạch, không có dịch nhờn, niêm mạc khô đều, cổ tử cung kín, có màu hồng đều.
Thể nhẹ (+): Cổ tử cung có vẩy nhớt, mủ màu xám, thối, niêm mạc lấm tấm sẫm thành vùng không đều.
Thể vừa (++): Có vẩy nhớt lẫn mủ trắng, niêm mạc nhợt, đỏ không đều, dịch mủ chảy ra từ cổ tử cung, mùi thối, âm đạo dính váng mủ đặc.
Thể nặng (+++): Niêm mạc nhợt nhạt, cổ tử cung mở, mủ trắng đục thể bã đậu hoặc mủ có màu xanh đặc, chảy ra mùi thối khắm, vùng âm đạo, cổ tử cung có mủ đặc đọng lại.
* Đối với bệnh viêm vú
Quan sát bằng mắt thường thông qua màu sắc, kích thước của bầu vú để chẩn đoán, kết hợp với các biện pháp:
+ Sờ nắn bầu vú để xác định mức độ viêm vú. + Dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt.
* Đối với trường hợp đẻ khó
+ Quan sát biểu hiện rặn đẻ, thời gian đẻ của nái.
+ Quan sát, theo dõi trong quá trình lợn đẻ có xuất hiện cứt su hay không. + Dùng gậy sản khoa hoặc đưa tay vào đường sinh dục của lợn để kiểm tra xem tử cung mở hay chưa, xoang chậu có bị hẹp hay không, thai thuận hay không thuận.
2.3.5.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả điều trị bệnh sinh sản ở đàn lợn nái của các phác đồđiều trị