6. Tính mới của đề tài
3.2. Thực trạng xử lý nước thải hiện nay tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Hiện nay việc xử lý nước thải chăn nuôi ở các trang trại còn khá khó khăn, theo quy định của nhà nước hiện nay, bất kỳ trang trại nào muốn được hoạt động
đều phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải hoàn chỉnh, trong đó chủ yếu là xây dựng hầm ủ biogas. Tuy nhiên việc xây dựng hệ thống xử lý bằng hầm biogas là khá tốn kém, tùy vào quy mô của từng trang trại mà lượng thải ra từ hoạt động chăn nuôi là khác nhau mà xây dựng hệ thống biogas có kích cỡ khác nhau. Một số trang trại đã có những đầu tư thỏa đáng vào việc xây dựng hầm ủ biogas, song họ lại coi đó là việc bắt buộc phải làm, khi đi vào hoạt động các trang trại này chỉ cho một phần lượng chất thải qua hệ thống xử lý, phần còn lại đổ thẳng trực tiếp ra sông hồ, ao gần các trang trại.
Ngoài ra còn rất nhiều phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi khác được được các trang trại và hộ gia đình áp dụng như: Thu gom phân đóng bao để bán phân tươi hoặc thu gom phân dùng chế phẩm EM tạo phân bón cho cây trồng, xử lý nước thải bằng một số thực vật thủy sinh qua ao, hồ…, bằng phương pháp lọc, lắng tại bể chứa nước thải, hoặc xả trực tiếp ra ngoài môi trường…
Qua quá trình điều tra khảo sát thực tế thì hầu như các biện pháp xử lý hiện nay là xử lý bằng công nghệ biogas. Nhưng hầu như phương pháp này cũng chỉ hạn chế phần nào lượng chất ô nhiễm, bởi hàm lượng các chất ô nhiễm vẫn còn khá cao, do đó đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng.
* Kết quả phân tích nước thải đầu vào trước khi xử lý (Tại trang trại của ông Nguyễn Hữu Phúc ở xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh): Sau quá trình phân tích ta có kết quả phân tích của một số chỉ tiêu như sau:
Bảng 3.2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vật lý, hoá học của nước thải chăn nuôi sau công trình khí sinh học Biogas
Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 40-20111(cột B)
Màu sắc - Xanh đen -
Mùi - Hôi Không có mùi
COD mg/l 661,04 150 BOD5 mg/l 484,76 50 T-N mg/l 410,43 40 T-P mg/l 76,24 6 TDS ppm 4259 - DO mg/l 0,46 - TSS mg/l 850,68 100 pH - 7,96 5,5-9 EC mS/m 8518 - (Nguồn: Kết quả phân tích )
Qua bảng 3.2 ta thấy: Nước thải tuy đã được xử lý qua bể biogas nhưng hàm lượng các chất hữu cơ, các cặn bẩn vẫn còn rất cao, đặc biệt như:
- BOD5 là 484,76 mg/l trong đó TCCP là 50 mg/l, như vậy vượt TCCP là 9,69 lần. - COD là 611,04 mg/l, trong đó TCCP là 150 mg/l, như vậy vượt TCCP là 4,1lần. - Tổng N là 410,43 mg/l trong đó TCCP là 40mg/l, như vậy vượt TCCP 10,26 lần. - Tổng P là 76,24 mg/l trong đó TCCP là 6 mg/l, như vậy vượt TCCP 12,7 lần. - TDS là 4259 ppm, đây cũng là hàm lượng khá cao so với nguồn nước mặt. Cũng theo bảng 3.2 ta thấy chỉ cần cảm nhận bằng mắt thường ta cũng có thể thấy nguồn nước thải này vẫn còn đang bị ô nhiễm khi mà ta trực tiếp cảm nhận được mùi hôi và màu sắc của nó, không những vậy độ dẫn diện EC trong nước cũng rất cao (8518 mS/m) điều này chứng tỏ trong nước thải này chứa một lượng lớn các hợp chất hữu cơ và vô cơ bởi đây là những thành phần chứa các anion và cation có khả năng dẫn điện tốt trong nước. Chỉ có duy nhất chỉ tiêu pH nằm trong TCCP theo QCVN 40-2011/BTNMT khi mà độ pH chỉ là 7,96.
Sau khi phân tích hàm lượng của một số chỉ tiêu ở trên ta có thể thấy rằng nước thải tại trang trại ông Nguyễn Hữu Phúc tuy đã được xử lý bậc 1 bằng công nghệ biogas nhưng vẫn còn nồng độ khá cao các chất ô nhiễm do đó cần phải có biện pháp xử lý cấp 2 để giảm bớt các chất ô nhiễm.