6. Tính mới của đề tài
3.4.4. Biểu hiện kiểu hình của các loại cây trồng tham gia thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành ở bốn mức nồng độ BOD khác nhau tương ứng với 4 giai đoạn, thời gian thử nghiệm mỗi nồng độ là 10 ngày. Qua thời gian theo dõi sự phát triển của cây qua các nồng độ mỗi một loại cây thích ứng khác nhau và biểu hiện ra hình thái cũng khác nhau. Qua hình thái của cây ta phần nào đánh giá được môi trường sống và sự thích nghi của loài đó. Sau 40 ngày tiến hành thí nghiệm ta có được kết quả như sau:
Bảng 3.14. Tỷ lệ sống và chết của các loại cây trồng Nồng độ BOD5 sau trồng
10 ngày 20 ngày 30 ngày 40 ngày
25 % 50 % 75 % 100 % Tỷ lệ (%) Loại cây Số ng Chết Sống Chết Sống Chết Sống Chết Sống Chết Bóng nước s 0 s 0 héo lá (lá rụng) 0 Chết 22,22 77,78 Trúc mây s 0 s 0 héo lá 0 Chết 33,33 66,67 Mon nước s 0 s 0 s 0 s 0 100 - Thiết ML s 0 s 0 héo lá 0 Chết 55,56 44,44 Xương bồ s 0 s 0 lá úa vàng 0 lá héo 0 74,85 25,15
Phát lộc s 0 s 0 s 0 s 0 100 -
Thủy trúc s 0 s 0 s 0 s 0 100 -
Chuối hoa s 0 s 0 s 0 s 0 100 -
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm)
Chú giải: (s) kí hiệu là sống
Qua bảng 3.14 ta thấy ở mức nồng độ BOD cao nhất (4254 mg/l) xuất hiện hiện tượng cây chết, trong đó tỷ lệ cây chết nhiều nhất là cây Bóng Nước tỷ lệ các cây chết 21/27 cây chiếm 77,78%, cây Trúc Mây tỷ lệ cây chết 6/9 cây (chiếm 66,67%), cây Thiết Mộc Lan tỷ lệ cây chết 4/9 chiếm 44,44%. Các cây còn lại vẫn có khả năng thích nghi được tuy nhiên tốc độ sinh trưởng bị chậm lại.
Điều đó chứng tỏ, khi nồng độ BOD tăng cao lên 4254 mg/l đã ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây, các loại cây chịu đựng được nồng độ BOD khác nhau nên có cây phát triển được và cũng có loại cây không thích nghi chậm phát triển hoặc chết đi.
Qua quan sát trong quá trình thí nghiệm, qua các mức nồng độ khác nhau bằng phương pháp trực quan thu được kết quả thay đổi về màu sắc lá như sau:
Bảng 3.15. Sự biểu hiện hình thái màu sắc lá của các loại cây ở các nồng độ BOD5 thử nghiệm Loại cây ngày 10 (25%) 20 ngày (50%) 30 ngày (75%) 40 ngày (100%) Bóng Nước + - lá vàng (rụng)
Trúc Mây + - vàng ở lá gốc màu tro (héo)
Mon Nước - + + -
Thiết Mộc
Lan + - vàng vàng
Phát Lộc - + + +
Xương Bồ + - vàng Vàng (héo viền lá)
Thủy Trúc - + + +
Chuối Hoa - + + -
Chú giải: (-): màu xanh nhạt (+): màu xanh thẫm
Các kết quả này cho thấy các loại cây trồng trong các công thức thí nghiệm đã thích nghi với nồng độ BOD5 cao, phát triển tốt là Thủy Trúc, Phát Lộc, Mon Nước, Chuối Hoa, còn các các cây Trúc Mây, Xương Bồ, Hoa Bóng Nước, Thiết Mộc Lan sinh trưởng chậm khả năng thích nghi kém.
Như vậy, qua thí nghiệm xác định khả năng chịu tải lượng của các cây trồng cho thấy: Cây Bóng Nước, Trúc Mây, Thiết Mộc Lan thích hợp với ngưỡng nồng độ 50%; còn Mon Nước, Phát Lộc, Chuối Hoa, Thủy Trúc thích hợp với ngưỡng nồng độ 75% - 100%. Chứng tỏ khả năng chịu tải lượng của các cây trồng tham gia thí nghiệm đều có thể chịu được nồng độ nước thải sau Biogas.
3.5. Đánh giá khả năng xử lý nước thải chăn nuôi của các công thức cây trồng tham gia thí nghiệm
Để đánh giá khả năng xử lý nước thải chăn nuôi sau bể biogas của các công thức cây trồng chúng tôi đã xác định hàm lượng của một số chỉ tiêu chính sau: Đạm tổng số (T-N), lân tổng số (T-P), nhu cầu oxy hóa sinh hóa (BOD5), tổng chất lơ lửng trong nước thải (TSS), nhu cầu oxy hóa hóa học (COD).