Đông Á 69.278 74.920 87.108 HD bank 52.783 86.227 99.525 LienvietPostbank 66.413 79.234 100.802 Maritime Bank 109.923 107.115 113.085 Pvcombank 101.567 100.606 108.469 SeAbank 75.066 79.864 80.184 VIB 65.023 76.875 80.661 VPBank 102.673 121.264 123.114
Nguồn: Số liệu báo cáo thường niên các năm
So với các ngân hàng cùng nhóm, LAR của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt ở mức tương đối cao so với các ngân hàng còn lại, sau VP Bank (46.08%). Tuy
nhiên tỷ lệ này vẫn tương đối an toàn so với bình quân chung của hệ thống.
Hình 2.5. LAR của NH BĐLV và các ngân hàng
34
Phân tích cơ cấu cho vay:
Cơ cấu cho vay theo ngành nghề của ngân hàng có sự biến động không nhỏ qua các năm. Tỷ trọng của 2 ngành nghề cho vay chính trong năm 2010 là Thương mại và Sản xuất, gia công chế biến có sự sụt giảm mạnh đến năm 2014: cho vay Thương mại giảm từ 29% xuống còn 12%, cho vay sản xuất, gia công, chế biến giảm từ 28% xuống còn 7%. Ngược lại, tỷ trọng lĩnh vực nông lâm nghiệp tăng từ 5% năm 2008 lên 36% năm 2014 và là lĩnh vực cho vay lớn nhất của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tại thời điểm hiện tại. Đây là điều khác khác biệt đối với một NHTM tư nhân do các khoản vay nông lâm nghiệp thường do các NHTM nhà nước cấp vốn và có lãi suất cho vay thấp hơn các lĩnh vực khác. Điều này phù hợp với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu đồng thời cơ cấu lại việc phân loại ngành nghề các khoản vay theo hướng giản tỷ trọng các ngành nghề không khuyến khích và tăng tỷ trọng các ngành nghề được khuyến khích.
Hai lĩnh vực liên quan đến bất động sản là Xây dựng và tư vấn kinh doanh bất động sảnhiện chiếm tỷ trọng khoảng 10% trong cơ cấu cho vay của ngân hàng TMCP
Bưu điện Liên Việt. Trong đó, đáng chú ý là tỷ trọng của tư vấn, kinh doanh bất động sản đã giảm đột ngột từ 9% năm 2012 xuống còn 1% năm 2013 và tiếp tục duy trì trong năm 2014. Đây có thể là do tác động của việc phân loại lại ngành nghề cho vay của Lãnh đạo ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Cho vay phi sản xuất hiện chiếm tỷ trọng 16%.
Các khoản tín dụng bằng VNĐ chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 80%, cao nhất đạt 87% trong năm 2011. Tỷ lệ cho vay bằng vàng và ngoại tệ dao động ở mức 20%, thấp hơn so với các ngân hàng lớn khác. Do vậy, rủi ro thanh khoản xuất phát từ biến động tỷ giá của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng thấp hơn.
Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của ngân hàng cũng ít biến động qua các năm. Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 60%, còn lại là trung và dài hạn. Điều này phù hợp với định hướng của như cơcấu huy động vốn của Ngân hàng.
35
Bảng 2.4: Cơ cấu cho vay theo nghành nghề của NH BĐLV
Loại hình 2010 2011 2012 2013 2014
Thương mại 29% 24% 22% 11% 12%
Nông, lâm nghiệp 5% 7% 7% 32% 36%
Sản xuất và gia công chế biến 28% 25% 26% 7% 7%
Xây dựng 7% 6% 7% 9% 9%
Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 8% 13% 5% 2% 3%
Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc 2% 2% 2% 3% 3%
Giáo dục và đào tạo 3% 4% 3% 3% 4%
Tư vấn và kinh doanh BĐS 6% 8% 9% 1% 1%
Nhà hàng và khách sạn 1% 1% 1% 1% 1%
Dịch vụ tài chính 8% 5% 10% 17% 10%
Các ngành nghề khác 3% 5% 8% 14% 14%
Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của ngân hàng
Tỷ trọng cho vay theo thành phần kinh tế của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt biến động chủ yếu ở khu vực khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Tỷ trọng cho vay cá nhân được điều chỉnh giảm từ 49% năm 2008 xuống còn 34% năm 2014. Tỷ trọng cho vay ở khu vực doanh nghiệp được đẩy mạnh, trong đó chủ yếu là khu vực SME. Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước cũng có chiều hướng tăng nhẹ, song tỷ trọng chỉ chiếm khá nhỏ khoảng 5%. Cơ cấu cho vay của
ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng khá tương đồng với các NHTMCP tư nhân khác khi chuyển hướng chiến lược tập trung cho vay ở khu vực cá nhân sang SME. Có thể nói cho vay ở khu vực SME như con dao hai lưỡi, thúc đẩy tăng trưởng của ngân hàng trong thời kỳ kinh tế khởi sắc và làm gia tăng nợ xấu trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt có sự gia tăng qua các năm, từ 0.28% năm 2009 lên 2.71% năm 2012. Tỷ lệ nợ xấu đã có xu hướng giảm
36
trong các năm tiếp theo, từ 2.48% năm 2013 xuống còn 1.1% năm 2014. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng ở mức khá cao trên 3% nhưng ngân hàng TMCP
Bưu điện Liên Việt vẫn giữ ở mức thấp so với bình quân chung của toàn hệ thống ngân hàng. Đây là kết quả của sự dịch chuyển cơ cấu cho vay từ các ngành chịu rủi ro thời vụ cao như thương mại, bất động sản sang lĩnh vực nông lâm nghiệp đã góp phần giảm thiểu phát sinh các khoản nợ xấu.
Tỷ lệ nợ nhóm 2/Tổng cho vay của ngân hàng có sự biến động mạnh qua các năm. Tỷ lệ này có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2014, chiếm 0.48% tổng dư nợ cho vay khách hàng, tuy nhiên vẫn ở mức khá thấp. Do đó, dù chuyển sang nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Hình 2.6. Tỷ lệ nợ xấu qua các năm của NH TMCP Bưu điện Liên Việt
Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của ngân hàng
Tỷ trọng bất động sản trong tổng tài sản thế chấp:
Theo thông lệ phổ biến tại Việt Nam, ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng nhận tài sản thế chấp cho các khoản vay khách hàng và ghi nhận ngoại bảng tài sản thế chấp đang giữ. Bất động sản vẫn là tài sản thế chấp lớn nhất, chiếm từ 65% đến 75%. Việc thị trường bất động sản đóng băng khiến cho thị giá của bất động sản lao
dốc có thể là nguyên nhân khiến cho dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP
37
hướng giảm từ 75% năm 2008 xuống còn 69% năm 2014, và thay vào đó là sự gia tăng của tỷ trọng thế chấp giấy tờ có giá từ 6% năm 2008 lên 11% năm 2014. Trong danh mục giấy tờ có giá, ngoài Trái phiếu chính phủ, các giấy tờ thế chấp khác như cổ phiếu hay trái phiếu của doanh nghiệp ( do doanh nghiệp đi vay phát hành) không được đánh giá cao dochịu nhiều rủi ro từ chính doanh nghiệp phát hành. Bên cạnh đó, hàng tồn kho – nguồn tài sản có độ thanh khoản thấp và cũng có khả năng mất giá trị lớn chiếm tỷ trọng ổn định từ 5% đến 7% tổng tài sản thế chấp qua các năm.
Hình 2.7: Biến động cơ cấu tài sản thế chấp qua các năm của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của ngân hàng
2.2.1.3 Mức sinh lời
Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng Bưu điện Liên Việt có sự gia tăng mạnh trong gia đoạn 2008 – 2011, tăng trưởng lợi nhận bình quân trong giai đoạn này là gần 30%, từ 444 tỷ đồng năm 2008 lên 977 tỷ đồng năm 2011. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng lại có xu hướng giảm, bình quân giảm 20%/năm. Mức sụt giảm lợi nhuận lớn nhất là vào năm 2013 ( giảm trên 34% so với năm trước).
38
Hình 2.8: Lợi nhuận của NH TMCP Bưu điện Liên Việtqua các năm
Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của ngân hàng
Hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) ngân hàng Bưu điện Liên Việt có sự biến động qua các năm. Giai đoạn từ năm 2008 đến 2011, ROE liên tục tăng qua các năm, từ 12.88% năm 2008 lên 18.26% năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn này bình quân hơn 30%/năm trong khi tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu bình quân chỉ ở mức hơn 25%. Từ năm 2012 đến nay, ROE có dấu hiệu giảm mạnh qua các năm, thấp nhất là năm 2014 chỉ ở mức 6.3%. Đây là giai đoạn lợi nhuận sau thuế của ngân hàng giảm sút trong khi vốn chủ sở hữu hầu như ít biến động.
Trong khi đó, hiệu suất sinh lời của tài sản ROA của ngân hàng Bưu điện Liên Việt có xu hướng giảm đều qua các năm từ 2008 đến nay. ROA cao nhất vào năm 2008 với tỷ lệ 5.96% và thấp nhất vào năm 2014: 0.53%. ROA năm 2010 giảm mạnh so với 2009 ( từ 4.53% xuống còn 2.61%). Nguyên nhân là do tổng tài sản của ngân hàng giai đoạn này đã tăng từ 17.367 tỷ đồng lên 34.985 tỷ đồng ( hơn 100%) trong khi lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 26.5% từ 540 tỷ đồng năm 2009 lên 683 tỷ đồng năm 2010. Từ năm 2013 đến nay ROE có xu hướng giảm sâu xuống 0.78% năm 2013 và
0.53% năm 2014. Nguyên nhân giảm do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, lãi suất giảm mạnh khiến cho kết quả hoạt động kinh doanh bị giảm sút mạnh.
39
Hình 2.9: Tỷ lệ ROE của NH TMCP Bưu điện Liên Việtqua các năm
(Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của ngân hàng)
Hình 2.10: Tỷ lệ ROA của NH TMCP Bưu điện Liên Việtqua các năm
(Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của ngân hàng)
Đối mặt với những khó khăn trong nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức. Thực hiện chiến lược mở rộng mạng lưới, việc tăng cường đầu tư vào hệ thống mạng lưới cũng làm cho mức chi phí hoạt động tăng cao. Những yếu tố này đã dẫn đến lợi nhuận và khả năng sinh lời của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt giảm đi. Tuy nhiên, khả năng sinh lời suy giảm trong ngắn hạn của
40
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đang được bù đắp bởi một cơ cấu vốn – tài sản vững mạnh hơn và một hệ thống hoạt động an toàn hơn. Điều này cũng phù hợp với định hướng của HĐQT và Ban Tổng Giám đốc ngân hàng, đó là tăng tính an toàn trong hoạt động ngân hàng, tăng cường mở rộng mạng lưới, củng cố hệ thống quản trị nội bộ, tạo nền tảng để hoàn thành chiến lược phát triển dài hạn.
Đánh giá chung về năng lực tài chính, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt có quy mô nguồn vốn chủ sở hữu và tổng tài sản thấp. Đây là hạn chế có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Ngân hàng. Tuy nhiên, các chỉ số tài chính của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đang ở mức chấp nhận được, đặc biệt là so với các ngân hàng cùng quy mô.Trong tương lai, nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với các NHTM khác thì Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cần phải cải thiện về quy mô vốn chủ sở hữu đồng thời duy trì các lợi thế về các chỉ tiêu tài chính khác.
2.2.2 Năng lực hoạt động
2.2.2.1 Hoạt động huy động vốn
Tuy chịu sức ép cạnh tranh lớn nhưng hoạt động huy động vốn qua các năm của ngân hàng Bưu điện Liên Việt liên tục tăng, bình quân 23,45%/năm, cao hơn mức tăng
trưởng bình quân của toàn ngành (khoảng 15%). Tăng trưởng mạnh mẽ về huy động vốn là một trong những chiến lược của ngân hàng Bưu điện Liên Việt nhằm nâng cao khả năng thanh khoản và an toàn trong hoạt động, tạo tiền đề bứt phá cho những năm sắptới.
Với chiến lược hướng đến một ngân hàng bán lẻ hàng đầu, cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt có sự đóng góp lớn từ phân khúc khách hàng cá nhân. Sự đóng góp này có xu hướng ngày càng tăng khi ngân hàng
TMCP Bưu điện Liên Việt hoàn thiện xây dựng hạ tầng, nâng cấp Phòng Giao dịch Bưu điện (PGDBĐ) và thực hiện cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc.
41
Hình 2.11: Tổng huy động vốn của NH TMCP Bưu điện Liên Việt
Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của ngân hàng
Trong cơ cấu tiền gửi của khách hàng, sự phụ thuộc của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt ở khu vực cá nhân đã tằng từ 71% trong năm 2008 lên 78% trong năm 2014. Với việc NHNN liên tục hạ trần lãi suất tiền gửi, đồng thời nguồn tiền gửi cá nhân lại không có sự ổn định bằng nguồn tiền gửi doanh nghiệp do chịu tác động của thị trường chứng khoán hay thị trường vàng. Ngược lại với tiền gửi cá nhân, tỷ trọng tiền gửi ở các loại hình khách hàng khác đều có xu hướng giảm nhẹ.
Bên cạnh việc khai thác nguồn lực hữu hiệu để phục vụ khách hàng, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt còn mở rộng tiếp cận với đối tượng khách hàng lớn trong và ngoài nước, thu hút nguồn vốn khẳng định thương hiệu, uy tín của ngân hàng.
2.2.2.2 Hoạt động tín dụng
Tương quan giữa kỳ hạn tiền gửi và cho vay: Ngân hàng TMCP Bưu điện
Liên Việt có cơ cấu kỳ hạn gửi tiền dài và cho vay ngắn khi tỷ trọng cho vay ngắn hạn được duy trì ở mức bình quân 60%, trong khi tiền gửi có kỳ hạn luôn được duy trì ở mức 85%. Tuy nhiên, rủi ro kỳ hạn của ngân hàng không nhỏ nếu dựa vào thời lượng. Kỳ hạn tiền gửi chủ yếu tập trung trong vòng 1 tháng, các khoản tiền gửi trên 1 năm chỉ chiếm 7%, do đó kỳ hạn bình quân của các khoản tiền gửi khá ngắn, chỉ khoảng 1 tháng mặc dù đa phần thuộc loại hình có kỳ hạn.
42
Tuy nhiên, với việc đường cong lãi suất đang thiết lập trở lại nhờ sự hạ nhiệt của lãi suất huy động ở kỳ hạn dưới 12 tháng, ngân hàng kỳ vọng tiền gửi tại các kỳ hạn dài sẽ tăng dần trong giai đoạn tới.
Hình 2.12: Cơ cấu cho vaytheo kỳ hạn
Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của ngân hàng
Tỷ lệ cho vay/tiền gửi (LDR) của ngân hàng Bưu điện Liên Việt có xu hướng giảm dần trong giai đoạn đầu từ 2008 đến 2011, LDR giai đoạn này đã giảm từ 70.35% năm 2008 xuống còn 26.50% năm 2011. Nguyên nhân là tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng chậm hơn nhiều tốc độ tăng trưởng tiền gửi. LDR giai đoạn 2012 đến nay có xu hướng tăng trở lại, từ 50.89% năm 2012 lên 59.62% năm 2014. Giai đoạn này tốc độ tăng trưởng huy động có dấu hiệu chậm lại, trong khi đó dư nợ cho vay liên
43
Hình 2.13: Tỷ lệ LDR của NH TMCP Bưu điện Liên Việt
(Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của ngân hàng)
So với các ngân hàng lớn trong ngành, tỷ lệ LDR của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt khá an toàn, thấp nhất so với các ngân hàng đang niêm yết nên khả năng gặp rủi ro trong thanh khoản của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt không
cao.
Hình 2.14: So sánh tỷ lệ LDR với một số ngân hàng
44
2.2.2.3 Các dịch vụ phi tín dụng
Vớiđịnh hướng phát triển ngân hàng đa năng, hiện đại, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là sản phẩm dịch vụ phi tín dụng như: dịch vụ tài khoản, thu chi hộ, thanh toán quốc tế. Tuy
nhiên, mức đóng góp trong tổng thu nhập toàn Ngân hàng của các dịch vụ phi tín dụng còn rất ít (dưới 8%). Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng của NH TMCP Bưu điện Liên Việt chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Chính vì vậy, ngânhàng TMCP Bưu điện Liên Việt cần có định hướng phát triển nâng dần tỷ