Các mô hình màu

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở đồ họa máy tính phần 1 (Trang 27 - 28)

Giác quan của con người cảm nhận được các vật thể xung quanh thông qua các tia sáng màu tốt hơn rất nhiều so với 2 màu trắng đen. Vì vậy, việc xây dựng nên các chuẩn màu là một trong những lý thuyết cơ bản của lý thuyết đồ họa.

Trong xử lý ảnh và đồ họa, sử dụng mô hình là phương pháp để định nghĩa màu.

 Mô hình màu - color model: là hệ thống có quy tắc cho việc tạo khoảng màu từ tập các màu cơ bản.

- Khoảng màu mà chúng ta tạo ra với tập các màu cơ bản gọi là gam màu hệ thống.

- Mỗi mô hình màu có khoảng màu hay gam màu riêng của những màu mà nó hiển thị hay in.

- Mỗi mô hình màu được giới hạn khoảng của phổ màu nhìn được. Gam màu hay khoảng còn được gọi là không gian màu “color space”. Ảnh hay đồ họa vector có thể sử dụng không gian màu RGB hay CMY hay bất kỳ không gian màu nào khác.

- Một số ứng dụng đồ họa cho phép người dùng sử dụng nhiều mô hình màu đồng thời để soạn thảo hay thể hiện đối tượng hình học. Điểm quan trọng là hiểu và để chọn đúng mô hình cần thiết cho công việc.

28

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

 Một số mô hình màu:

- RGB: sử dụng cho các màn hình màu CRT, LCD, Plasma - CMYK: dùng trong in ấn, in offset, in màu

- HSV: tương tự như HSL, dùng nhiều trong chỉnh sửa ảnh, phân tích ảnh và một phần của lĩnh vực thị giác máy tính.

- RYB: mô hình màu truyền thống của các họa sĩ

- YIQ: cho hệ thống ti vi màu băng tần rộng (hệ NTSC) - YUV: cho ti vi hệ PAL

Không có một mô hình màu nào trong các mô hình thực tế trên có tính dễ sử dụng, vì chúng không có mối liên hệ trực tiếp với ý niệm màu trực giác của con người. Màu mà con người cảm nhận: Hue (sắc màu), Saturation (độ bão hòa), Lightness (độ sáng). Các mô hình màu khác nhau được phát triển nhằm sử dụng cho một tiêu chí nhất định.

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở đồ họa máy tính phần 1 (Trang 27 - 28)