Mô hình màu CMY

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở đồ họa máy tính phần 1 (Trang 32 - 37)

2.2.2.1. Khái niệm

 Mô hình CMY: là mô hình màu bù (Subtractive color models) hiển thị ánh sáng và màu sắc phản xạ từ mực in.

33

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

- M=Magenta trong tiếng Anh có nghĩa là màu cánh sen hay hồng sẫm

- Y=Yellow trong tiếng Anh có nghĩa là màu vàng

Khi bề mặt không phủ mực thì ánh sáng phản xạ là ánh sáng trắng. Khi có 3 màu có cùng giá trị cho ra màu xám. Khi các giá trị đạt max cho màu đen.

 Mô hình màu bù (subtractive): sử dụng mực in - printing inks. Màu sắc cảm nhận được là từ ánh sáng phản xạ- reflected light (lấy màu trội).

Từ lý thuyết cộng màu (1) ta có

Hình 2.7. Lý thuyết trừ màu

trắng – lục = magenta, (2) trắng – đỏ = cyan, (3) trắng – lam = vàng, (4)

Điều này có nghĩa là loại 1 màu sơ cấp (thứ cấp) ra khỏi màu trắng thì được màu thứ cấp (sơ cấp) đối diện với nó qua trọng tâm tam giác màu. Đây là cơ sở của lý thuyết trừ màu.

 Ví dụ 1: Hoa fuchsia

34

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Ví dụ đóa hoa fuchsia có màu magenta vì khi ánh sáng trắng chiếu vào, nó hấp thụ tia lục, chỉ phản xạ lại tia đỏ và lam. Đỏ và lam hòa với nhau tạo ra màu magenta trong thị giác:

trắng – lục = (đỏ + lục + lam) – lục = đỏ + lam = magenta. Đây chính là quy tắc (2) ở trên.

 Ví dụ 2: Đá ngọc lam

Hình 2.9. Đá ngọc lam (turquoise)

Viên ngọc lam (turquoise) có màu cyan vì khi ánh sáng trắng chiếu lên, nó hấp thụ ánh sáng đỏ và phản chiếu lại ánh sáng lục và lam. Ánh sáng lục và lam hoà với nhau trong thị giác thành màu cyan:

trắng – đỏ = (đỏ + lục + lam) – đỏ = lục + lam = cyan. Đây chính là quy tắc (3) ở trên.

 Ví dụ 3: Cái áo có màu vàng vì khi ánh sáng trắng chiếu vào, nó hấp thụ tia lam, chỉ phản xạ tia đỏ và lục. Đỏ và lục hòa với nhau tạo ra màu vàng trong thị giác:

trắng – lam = (đỏ + lục + lam) – lam = đỏ + lục = vàng. Đây chính là quy tắc (4) ở trên.

Từ các quy tắc (2) và (4) ta được:

magenta + vàng = trắng – lục – lam =(đỏ + lục + lam) – lục – lam = đỏ (5) Từ các quy tắc (3) và (4) ta được:

vàng + cyan = trắng – lam – đỏ =(đỏ + lục + lam) – lam – đỏ = lục (6) Từ các quy tắc (2) và (3) ta được:

35

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

cyan + magenta = trắng – đỏ – lục =(đỏ + lục + lam) – đỏ – lục = lam (7) Khi 3 màu magenta, cyan và vàng được trộn với nhau, magenta hấp thụ lục, cyan hấp thụ đỏ, còn vàng hấp thụ lam, tức là cả 3 ánh sáng sơ cấp đỏ, lục và lam đều bị hấp thụ, không có màu nào được phản xạ lại. Kết quả thị giác nhìn thấy màu đen:

trắng – đỏ – lục – lam =(đỏ + lục + lam) – đỏ – lục – lam = đen (8)

(5), (6), (7) và (8) chính là các quy tắc hòa sắc của 3 màu magenta, cyan, và vàng của phẩm nhuộm và chất màu tạo nên các màu hoá chất như màu vẽ và mực in – tức vật chất chỉ hấp thụ, phản xạ, và truyền ánh sáng chứ không phải là nguồn phát sáng. Quy tắc cộng màu của ánh sáng và trừ màu của màu hoá chất thường được biểu thị qua 2 sơ đồ dưới đây:

Hình 2.10. Quy tắc cộng màu và trừ màu

Tương tự như tam giác cộng màu cuả Maxwell ở H. 20, ta có tam giác trừ màu như sau:

36

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Quy tắc trừ màu là âm bản của quy tắc cộng màu. Các màu sơ cấp (thứ cấp) trong quy tắc cộng màu là các màu thứ cấp (sơ cấp) trong quy tắc trừ màu. Vì thế quy tắc trừ màu với 3 màu sơ cấp là cyan (C), magenta (M) và vàng (Y) rất tiện lợi cho công nghệ in ấn khi chuyển đổi màu từ hệ thống RGB của trên màn hình, phim màu sang CMY của mực in.

Hình 2.12. Mô hình màu CMY

Trên thực tế, vì mực in không “tinh khiết” nên pha trộn C, M và Y chỉ cho màu xám. Do đó màu đen được thêm vào và ký hiệu là K (key). Tổ hợp của 4 màu CMYK cho tất cả các màu trong gam màu. Mô hình CMYK được Alexander Murray đề xuất áp dụng cho in ấn vào năm 1934. Trước đó người ta chưa tổng hợp được màu magenta dùng cho mực in (process magenta = magenta xử lý) bền với ánh sáng.

Mô hình RGB và mô hình CMY chẳng qua chỉ là hai "cách nhìn" đối với màu sắc. Trong mô hình RGB, màu sắc được tạo ra bởi sự đóng góp của các thành phần RGB với cường độ khác nhau. Cường độ cao của các thành phần RGB cho ta màu trắng. Khi cường độ của chúng bằng 0, ta có màu đen (không có ánh sáng). Trong mô hình CMY, ta lại chú ý đến hiệu quả của các thành phần CMY trong việc trừ khử các thành phần RGB của ánh sáng tới. Liều lượng cao của các thành phần CMY cho ta màu đen. Liều lượng của chúng bằng 0 cho ta màu trắng (không có mực). Do vậy, người ta gọi mô hình RGB là mô hình màu cộng tính (additive) và mô hình CMY là mô hình màu hiệu tính (subtractive). Tuy hai mô hình màu này khác nhau như "mặt trời với mặt trăng", có công thức chính xác để chuyển đổi bộ ba trị số RGB thành bộ ba trị số CMY tương đương. Corel DRAW tính toán chuyện này cực nhanh, bạn không phải lo chi cả.

37

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

2.2.2.2. Ứng dụng CMY

- Dùng trong in ấn, in offset, in phun màu.

Trong in ấn người ta dùng hệ màu CMYK vì các vật liệu in ấn (giấy, vải, gỗ, nilon…) khổng thể tự phát sáng. Bằng việc phối trộn và thay đổi định lượng ba màu CMY ta có thể tạo ra được những màu khác nhau.

Trên lý thuyết, khi phối trộn 3 màu này với nhau với cùng định lượng sẽ tạo ra màu đen. Tuy nhiên trong in ấn, người ta thêm màu Black(K) vào để tăng độ tương phản và giảm bớt lượng mực CMY để tạo ra màu đen.

Khi thiết kế cho một sản phẩm in ấn, chúng ta nên dùng hệ màu CMYK nhằm giảm thiểu khả năng sai lệch màu của thiết kế sau in.

Việc sửa màu là cần thiết vì các dữ liệu về màu có thể chuyển tới thiết bị in ấn trong các định dạng khác nhau như RGB hay CMYK. Vì các thiết bị in ấn điện tử hiện nay là thiết bị hỗ trợ CMYK, nên mọi dữ liệu màu sắc chuyển tới thiết bị in phải được chuyển đổi sang định dạng CMYK để chúng có thể sử dụng được bởi các thiết bị in ấn để đưa ra bản in chấp nhận được. Ví dụ phần lớn các ứng dụng thương mại nói chung có định dạng màu theo hệ RGB, nhưng các ứng dụng đồ họa như CorelDraw, Adobe Photoshop, Adobe Illustrator... nói chung định dạng màu sắc theo các giá trị CMYK, tuy có hỗ trợ chế độ màu RGB. Vì thế các chế độ sửa chữa màu khác nhau có thể được sử dụng phụ thuộc vào nguồn dữ liệu cũng như chất lượng bản in dự kiến.

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở đồ họa máy tính phần 1 (Trang 32 - 37)