MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC ĐỌC DIỄN CẢM

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học đọc diễn cảm (Trang 46 - 71)

ĐỌC DIỄN CẢM

3.1. Luyện đọc thành tiếng 3.1.1 Vấn đề luyện đọc chính âm

Cách thức luyện tập cần phối hợp nhiều biện pháp cùng một lúc và phải cho học sinh luyện tập thường xuyên. Trước hết, chúng ta cần bồi dưỡng cho học sinh có mong muốn, có ý thức nói, đọc đúng chính âm càng sớm càng tốt.

Tiếp đó, chúng ta – người giáo viên cần nắm chắc các biện pháp chữa lỗi phát âm để tùy từng lỗi, tùy từng đối tượng học sinh áp dụng để sửa lỗi cho các em.

-Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp luyện tập theo mẫu: bằng phát âm của mình hoặc các băng hình ghi âm các phát âm mẫu, giáo viên đưa ra trước học sinh cách phát âm chuẩn, các từ cần luyện, yêu cầu học sinh phát âm theo.

-Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm: giáo viên mô tả cách cấu âm của một âm nào đó và trực quan hóa sự mô tả đó. Hướng dẫn học sinh quan sát, tự kiểm tra xem mình đang phát âm âm nào.

Ví dụ khi phân biệt l/n, giáo viên hướng dẫn học sinh như sau: + /n/ là một âm mũi, khi phát âm sờ tay vào mũi sẽ thấy mũi rung. + Còn khi phát âm /l/ mũi không rung.

Sau đó ta luyện cho học sinh phát âm /l/ bằng cách bịt chặt mũi khi đọc:

la, lô, li, lo, lu, lư. Khi bịt chặt mũi học sinh không thể phát âm các tiếng như

vậy với na, nô, ni, nu, nư.

- Biện pháp chữa lỗi bằng âm trung gian là biện pháp chuyển từ âm sai về âm đúng qua âm trung gian.

Ví dụ, cách đọc tiếng có dấu /?/ và dấu /~/ như nhau của một số học sinh về từng thanh /?/, /~/ riêng. Ngoài ra, giáo viên có thể lựa chọn các bài luyện phát âm có tần số dễ mắc lỗi cao.

Ví dụ, để luyện phân biệt l/n, cần chọn những từ ngữ, câu tập trung nhiều phụ

âm l/n:

-Năm nay, nóng nực, nô nức, nồi niêu, nấu nước…

-Lấp lánh, long lanh, lăn long lốc…

-Lúa nếp là lúa nếp nương

Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng

Đặc biệt những âm dễ lẫn khi đứng cạnh nhau càng hay phát âm sai. Vì

vậy cần chọn những từ ngữ có l/n đứng cạnh nhau như: non lá, lá non, lại nói,

nói lại, nói lái, nóng lòng, nương lúa, lúa nương…

Còn có những bài luyện chính âm cho các trường hợp các tiếng đứng cạnh nhau rất khó đọc mặc dù học sinh không đọc sai khi đọc từng tiếng.

Ví dụ:

-Khuyếch khoác, nguệch ngoạc, nhuần nhuyễn… -Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch.

-Buổi trưa đi ăn bưởi chua.

-Chăn rách giặt sạch vắt cành chanh.

Việc luyện chính âm không chỉ diễn ra trong một ngày, một giờ mà phải thường xuyên liên tục. Giáo viên không chỉ luyện cho học sinh trong giờ học mà còn phải tổ chức cho học sinh tự luyện ngoài giờ. Giáo viên phân công các nhóm cùng nhau luyện đọc, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, có những em đọc tốt và chưa tốt để đọc trong giờ truy bài và các giờ ngoại khóa.

3.1.2. Ngữ điệu đọc

Khi đọc thành tiếng, việc lên cao hay hạ thấp giọng đọc còn phụ thuộc vào dấu hiệu kết thúc câu. Khi đọc những lời nói chưa kết thúc, còn bỏ lửng

cần đọc nhỏ và lơi giọng, thường xuất hiện ở cuối ngữ đoạn. Dấu hiệu để

nhận biết là dấu “…”, câu chưa nói hết.

Ví dụ đối với câu thơ:

“Tre xanh Xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh”

(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy, TV5, T1) Đọc lơi giọng ở cụm từ “ chuyện ngày xưa…”

Ví dụ bài “Mùa thảo quả” (TV5, T1) đọc nhấn giọng vào các từ: lướt thướt,

quyến, đưa, ngọt lưng, thơm nồng.

Câu cảm, câu cầu khiến yêu cầu mạnh kết thúc bằng dấu chấm cảm sẽ đọc với ngữ điệu mạnh. Còn câu cầu khiến mời mọc, đề nghị sẽ đọc với giọng nhẹ hơn. Ví dụ:

Trong bài thơ “Vàm cỏ đông” – Hoài Vũ (TV3, T1) có câu:

“Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!”

Đây là câu cảm thể hiện tình yêu thương tha thiết của tác giả với Vàm Cỏ Đông – một nhánh Vàm Cỏ, chảy qua các tỉnh Tây Ninh, Long An. Vì thế cần đọc nhấn mạnh vào các ngữ điệu đó.

Chúng ta cần hạ giọng để kết thúc câu kể. Như vậy dấu hiệu nhận biết câu không chỉ thể hiện ở chỗ ngừng nghỉ mà còn ở ngữ điệu kết thúc đi xuống. Nếu như đọc một đoạn những câu tường thuật, ta không hạ giọng ở cuối câu thì sẽ không tạo ra sự chuyển động nhẹ nhàng cao độ của các câu, vì vậy sẽ dễ bị mệt và làm cho người nghe khó theo dõi.

Những bộ phận giải thích trong câu, những câu giải thích đều phải hạ giọng hơn so với những câu khác.

Ví dụ: Ngữ đoạn “ nhanh quá nhỉ’ ở ví dụ sau:

“Qua ba năm sau, nhanh quá nhỉ Bưởi em trồng cành lá đã xanh tươi’

Hoặc ngữ đoạn sau dấu hai chấm trong câu sau:

“Dưới tượng đài khắc dòng chữ: “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình”.”

(Những con sếu bằng giấy – TV5, T1, T37) Đọc hạ giọng còn được đọc với lời tác giả trong những đoạn xen lẫn lời tác giả và lời nhân vật, nhất là lời nhân vật lọt vào giữa lời nhân vật.

Ví dụ:

“Không! Vua phán: Trẫm dùng cả chứ”

(Sư tử xuất quân – TV2, T1) Đối với một số kiểu câu có giọng đọc lên cao ở cuối câu, như câu hỏi hay những câu mệnh lệnh có yêu cầu mạnh.

Ví dụ: “…Những công dân yếu ớt như anh với tôi thì làm được gì?”

(Người công dân số một – TV5, T2) Đặc biệt với những câu hỏi kết thúc bằng ngữ khí từ thì không đọc cao giọng mà hạ giọng xuống ở những từ đó vì ngữ khí từ không bao giờ mang trọng âm hoặc những câu là lời độc thoại, lời tự hỏi của ai đó phải xuống giọng ở cuối câu.

Ví dụ: “Vì sao quả bong không có cánh mà vẫn bay được?”

(Người tìm đường lên các vì sao – TV4, T1) Kĩ năng đọc thành tiếng được chú ý phát triển từ lớp 1 cho đến lớp 12. Tuy nhiên, kĩ năng đọc đúng chỉ còn yêu cầu với học sinh tiểu học, sang đến lớp 4, 5 bắt đầu rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh. Nắm được những cơ sở trên sẽ góp phần làm cơ sở cho việc đọc diễn cảm và đọc hiểu sau này. 3.1.3.Thể hiện mối quan hệ giao tiếp với người nghe

Mỗi văn bản là một sản phẩm của giao tiếp, hay nói cách khác văn bản nghệ thuật là lời của nhà văn giao tiếp với độc giả. Đọc diễn cảm phải hình dung ra những gì mình đọc, như chạy lại một cuốn phim để khán giả (người nghe) được trở lại như người đọc, cảm nhận như người đọc.

Khi đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật, chúng ta cần chú ý đến mối quan hệ với người nghe, phải đọc như trò chuyện với người nghe và cần phải

chú ý đến ba loại giao tiếp, đó là: giao tiếp với bản thân mình, giao tiếp với

người đối thoại tưởng tượng, giao tiếp với người nghe. Thực ra thì cả ba loại

này đều hướng tới mối quan hệ với người nghe nhưng do mức độ giao tiếp khác nhau bởi tác phẩm quy định nên màu sắc giao tiếp cũng khác nhau. a) Giao tiếp với chính mình: đòi hỏi người đọc qua giao tiếp với chính mình

tác động đến người nghe. Khi đọc bài (Em gặp Bác Hồ - Trần Đăng Khoa)

người đọc không nhất thiết phải nhìn vào người nghe, nói với họ mà chủ yếu là thể hiện niềm tiếc thương, day dứt trước sự ra đi của Bác, lòng khao khát được gặp Bác, đã theo em vào giấc ngủ, em mơ Bác như một ông tiên đến với những đứa trẻ. Nhưng khi tỉnh dậy mới biết chỉ là giấc chiêm bao mà thôi.

Bác đi! Bác đi rồi!

Em bỗng òa lên khóc!

Tỉnh dậy thấy ướt đầm mái tóc Nhìn xem Bác có đâu đây

Chỉ thấy đầy trời đèn sáng mưa bay Người người im lặng đi về viếng Bác.

Với những tác phẩm như thế, người đọc sẽ tự giao tiếp với mình, thấm thía những suy tư dằn vặt, những khát vọng và đau khổ, những ước mơ, hân hoan, buồn tủi…Nghĩa là những cung bậc tình cảm mà tác giả thể hiện hay gửi gắm, để rồi qua đó gợi lên sự đồng cảm sâu sắc của những người nghe.

Giao tiếp với những người đối thoại tưởng tượng: đối với các bài thơ tặng, nhưng tác phẩm viết theo thể thư từ, bút chiến, khi đọc người đọc cần giao tiếp với người đối thoại tưởng tượng. Đọc bài thơ “Chú ở bên Bác Hồ” (TV3, T1) đòi hỏi người đọc phải giao tiếp với chú bộ đội trong tưởng tượng.

Chú ở đâu, ở đâu?

Trường Sơn dài dằng dặc? Trường Sa đảo nổi, chìm? Hay Kon Tum, Đắc Lắc? Mẹ đỏ hoe đôi mắt Ba ngước lên bàn thờ Đất nước không còn giặc Chú ở bên Bác Hồ.

Hai câu thơ cuối dường như là câu trả lời của chú bộ đội: “Đất nước không còn giặc, chú ở bên Bác Hồ” làm giảm đi sự đau khổ của người thân, nhưng người đọc lúc này phải cảm nhận đó là sự hi sinh cao cả và sự tự hào dân tộc.

b) Giao tiếp với những người nghe trực tiếp: nội dung của lời nói là phương tiện biểu đạt cái đích của lời nói. Khi đọc diễn cảm một văn bản nghệ thuật thì đọc văn bản đã thuộc thuận lợi hơn đọc theo SGK. Nhưng có nhiều tác phẩm dài không thể đọc thuộc, vì vậy chủ yếu vẫn là đọc theo sách. Khi đọc theo sách, người trình bày phải cố gắng sau một số câu hay một đoạn lại lại quan sát người nghe, phải chia sẻ với họ bằng nét mặt, ánh mắt và cử chỉ, những vui buồn mà mình mang đến cho người đọc qua lời đọc. Nếu không chú ý đến điều này thì hiệu quả truyền đạt sẽ bị giảm đáng kể, dù có đọc tốt đi chăng nữa. Vì đọc diễn cảm ta phải làm được như đang nói chuyện với người nghe, thái độ khuyến khích của người nghe sẽ là nhân tố kích thích hưng phấn sáng tạo của người đọc.

Khi đọc không ít học sinh không chú ý đến những yếu tố trên, đọc không dời mắt khỏi sách hay khi đọc thuộc long thường nhìn ra ngoài, nhìn lên trần nhà, gãi đầu gãi tai, không chú ý đến người nghe. Các em cần rèn ngay thói quen giao tiếp trực tiếp với người nghe để có kĩ năng trong giao tiếp nói chung và khi diễn xuất trước đám đông.

Cả ba loại giao tiếp trên đòi hỏi người đọc phải linh động vận dụng chứ ở đây không có sự phân chia tuyệt đối.

3.2. Luyện đọc diễn cảm theo đặc trưng thể loại

Kĩ năng đọc diễn cảm được bắt đầu đề cập từ lớp 4 đến lớp 12. Đọc diễn cảm có thể diễn đạt cảm hiểu của mình qua giọng đọc. Lớp 4, 5 học sinh có thể hiểu được nội dung của đoạn văn, hiểu được hàm ý trong câu, giá trị nghệ thuật của văn bản, và có sự liên hệ với thực tế đời sống. Những kĩ năng này được rèn luyện cho học sinh trong suốt những năm học phổ thông.

Để có đầy đủ kiến thức vào các lớp học cao hơn, học sinh cần có khả năng đọc và hiểu những gì mình đọc.

Đọc diễn cảm là việc đọc thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu để biểu đạt đúng ý nghĩa, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong văn bản được đọc. Đọc diễn cảm phản ánh cách hiểu bài văn, bài thơ.

Ví dụ, chọn cách ngắt “Sau lưng/ thềm nắng/ lá rơi đầy//” hay “Sau

lưng thềm nắng/ lá rơi đầy//” (Đất nước – TV5, T2). Đó là do cách hiểu khác

nhau. Nếu hiểu theo cách thứ nhất thì sau lưng người ra đi là cả một thềm nắng với lá, còn theo cách thứ hai thì câu thơ lại được hiểu theo nghĩa sau lưng thềm nắng có lá rơi đầy.

Mỗi một thể loại văn bản đều có cách đọc diễn cảm riêng. Muốn đọc được diễn cảm cần xác định được nội dung của văn bản, sắc thái, tình cảm, cảm xúc, giọng điệu chung của văn bản. Khi đã xác định được điều đó, cái khó hơn là sử dụng yếu tố âm thanh của ngữ điệu để đọc đúng cảm xúc đã xác định. Từ đó chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp giúp học sinh đọc diễn cảm các văn bản theo thể loại.

3.2.1.Đọc diễn cảm các văn bản thơ

Muốn đọc diễn cảm học sinh phải nắm được các nhân tố giao tiếp trong văn bản để biết ai đang nói với ai, nói khi nào, ở đâu. Học sinh phải

nhận biết các biện pháp tu từ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật để nhấn giọng khi thể hiện thì mới đọc được diễn cảm. Khi học sinh đã hình dung ra tất cả những gì trong văn bản các em phải nhập vai vào người phát ngôn trong văn bản để người nghe cảm nhận được trở lại như người đọc, cảm nhận như người đọc.

Học sinh phải nắm được các thao tác sau: -Đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm. -Ngắt giọng biểu cảm

-Ngữ điệu phù hợp

-Thể hiện nét mặt, điệu bộ đúng với nhân vật trữ tình -Chú ý tốc độ và âm lượng

Các thao tác trên có liên quan mật thiết không thể xem nhẹ thao tác nào mà kết hợp nhuần nhuyễn chúng với nhau.

3.2.1.1. Đọc rõ tiếng, rõ lời và đúng chính âm

Khi đọc các em phải phát âm rõ, phát âm theo đúng hệ thống chuẩn của tiếng Việt.

Ta thấy nội dung luyện đọc đúng âm vị ở mỗi vùng khác nhau giáo viên sẽ lựa chọn những từ ngữ cần thiết để luyện phát âm cho học sinh lớp mình.

-Lựa chọn phân biệt ch/tr

-Lựa chọn phân biệt âm l/n; x/s; r/d/gi…

3.2.1.2. Ngắt giọng biểu cảm

Trong thơ ca, việc ngắt giọng khi đọc không chỉ phụ thuộc vào dấu câu (ngắt giọng logic) mà còn căn cứ vào tình tiết, nhịp điệu của thơ (ngắt giọng thi ca). Vì vậy ta phải ngắt giọng biểu cảm để thể hiện được cảm xúc của nhân vật trữ tình và hình tượng trong bài thơ.

Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe. Nếu ngắt giọng logic thiên về trí tuệ thì ngắt giọng biểu cảm là chỗ ngừng, chỗ

lắng, sự im lặng có tác dụng truyền cảm, tập trung sự chú ý của người nghe vào sau chỗ ngừng góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao. Đây là sự ngắt

giọng có ý đồ nghệ thuật. Ví dụ bài thơ Mẹ (Trần Quốc Minh – TV2, T1)

Lặng rồi/ cả tiếng con ve// Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi//

Nhà em/ vẫn tiếng ạ ời// Kẽo cà tiếng võng/ mẹ ngồi mẹ ru//

Với cách ngắt giọng 2/4, 4/4 như trên, ta cảm nhận được tiếng râm ran của ve khi mùa hè đến. Ve sầu có lúc im bặt vì mệt nhưng tiếng ru của mẹ vẫn ạ ời ngọt ngào đến bên những giấc mơ tuổi thơ. Đây chính là khúc nhạc đầu tiên mà chúng ta nghe được trong đời.

Hay câu thơ cuối trong bài “Mẹ ốm” (TV4, T1) cần được ngắt:

Mẹ/ là đất nước,/ tháng ngày của con.

Để cho hình ảnh thơ đẹp nhất, khái quát nhất về tình thương yêu vô bờ bến, sự chăm sóc của mẹ theo con suốt cả cuộc đời.

Ngắt giọng biểu cảm còn thể hiện ở sự lựa chọn cách ngắt nhịp đúng, một cách ngắt nhịp có hiệu quả hơn, ví dụ chọn cách ngắt:

Bè đi/ chiều thầm thì// Gỗ/ lượn đàn thong thả// (Bè xuôi sông La – TV4, T2) Mà không ngắt: Bè đi chiều/ thầm thì// Gỗ lượn đàn/ thong thả//

Để tạo ra ba cặp chủ vị làm cho hai câu thơ sống động hơn với nhiều đối tượng được miêu tả, nhiều hoạt động và để không hạn chế thời gian “bè đi” vào buổi chiều mà tạo ra một kết hợp bất thường “chiều thầm thì” cho thời gian cất lên thành lời. Cũng như vậy ta chọn cách ngắt:

Sông La/ ơi sông La

Để từ ơi được ngân dài tha thiết ta sử dụng cách ngắt nhịp 2/3 còn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học đọc diễn cảm (Trang 46 - 71)