THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢ MỞ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học đọc diễn cảm (Trang 26 - 46)

CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY

2.1. Thực trạng của việc dạy và học tập đọc ở tiểu học 2.1.1 Nội dung chương trình và phân bố thời lượng Lớp 2: mỗi tuần có 3 tiết Tập đọc

+ Số lượng bài: tổng cộng có 93 bài Tập đọc trong đó có 60 bài là văn bản nghệ thuật (có 45 bài là văn xuôi là 15 bài là thơ) và 33 bài không phải là văn bản nghệ thuật.

+ Kĩ năng cần rèn luyện: đọc đúng và trôi chảy đoạn văn hoặc bài văn ngắn; bước đầu biết tìm ý chính của đoạn; học thuộc lòng một số bài văn vần trong sách giáo khoa.

Lớp 3: mỗi tuần có 3 tiết Tập đọc, trong đó một bài dạy trong 2 tiết gồm 1,5 tiết học Tập đọc còn lại 0,5 tiết là Kể chuyện.

+ Số lượng bài đọc: có 93 bài Tập đọc, trong đó co 62 bài là văn xuôi, 31 bài thơ.

+ Kĩ năng cần rèn: đọc rõ ràng, rành mạch các văn bản nghệ thuật, hành chính, báo chí…, tập đọc các đoạn đối thoại, các đoạn có xen lời người dẫn chuyện; luyện đọc thầm nhanh hơn lớp 2; tập đặt câu đầu đề cho đoạn văn; tập nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong bài đọc.

Lớp 4:mỗi tuần có 2 tiết Tập đọc.

+ Số lượng bài: có 62 bài Tập đọc (trong đó văn bản văn xuôi là 41 bài và 17 bài thơ), trong đó có một tiết Tập đọc dạy hai bài thơ và 5 bài không phải là văn bản nghệ thuật.

+ Kĩ năng cần rèn: tập đọc các văn bản nghệ thuật; tập đọc diễn cảm một số bài thơ, một đoạn truyện; nắm được ý chính của văn bản ngắn; tập

chia đoạn; tập sử dụng từ điển, tập ghi chép những thông tin đã học; học thuộc lòng một số bài văn trong sách giáo khoa.

Lớp 5: mỗi tuần 2 tiết Tập đọc.

+ Số lượng bài: có 60 bài Tập đọc, trong đó có 31 bài là văn xuôi, 17 bài là thơ và 9 bài không phải là văn bản nghệ thuật.

+ Kĩ năng cần rèn luyện: luyện cách đọc phù hợp với các loại văn bản khác nhau; tập đọc một màn kịch hay một vở kịch ngắn có giọng đọc phù hợp với nhân vật và tình huống kịch; tập đọc diễn cảm bài văn, bài thơ; tìm ý chính, tóm tắt bài văn, chia đoạn, rút ra đại ý của bài; nhận biết mối quan hệ giữa các thông tin trong bài văn; tập nhận xét về nhân vật và ngôn ngữ trong các bài đọc có giá trị văn chương; đọc hiểu các kí hiệu, các dạng viết tắt thông thường, các số liệu trên sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu,…; học thuộc lòng một số bài văn vần trong sách giáo khoa.

* Cấu trúc của bài Tập đọc

Một bài Tập đọc thường có ba phần: - Phần 1: Văn bản đọc

Nội dung văn bản đọc là một đoạn truyện, một bài văn miêu tả, một bài thơ bài văn chính luận, hay một vở kịch.

- Phần 2: Chú giải

Đây là phần giải nghĩa những từ mới, những từ khó hiểu đối với học sinh.

- Phần 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài

Nội dung này gồm những câu hỏi xoay quanh nội dung bài đọc nhằm giúp học sinh tái hiện những chi tiết của bài hay phát hiện ra ý nghĩa, nội dung của bài đọc.

2.1.2. Quy trình dạy Tập đọc

2.1.2.1. Quy trình dạy tập đọc ở lớp 2,3 A. Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra kĩ năng đọc và học thuộc lòng của học sinh.

- Kiểm tra khả năng hiểu nội dung bài học: kiểm tra nội dung bài đọc hoặc ghi nhớ, bài học sau bài đọc.

B. Dạy – học bài mới 1. Giới thiệu bài

- Sử dụng tranh ảnh, gợi ý liên quan đến nội dung bài học

- Có thể nêu nội dung của chủ điểm đối với mỗi bài ở đầu chủ điểm. Làm tốt bước này giáo viên giúp học sinh tập trung vào bài mới.

2. Luyện đọc đúng

- Giáo viên đọc mẫu.

- Luyện đọc câu kết hợp luyện phát âm. + Tổ chức cho học sinh đọc nối tiếp.

+ Luyện phát âm: giáo viên luyện cho học sinh phát âm đúng những trường hợp các em phát âm lệch chuẩn.

- Luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ. + Giáo viên quy định đoạn, cách đọc đoạn. + Học sinh đọc nối tiếp đoạn.

+ Giải nghĩa từ khó, từ mới.

+ Luyện cho học sinh đọc một số câu dài, câu khó đọc. + Luyện đọc đoạn trong nhóm.

- Luyện đọc cả bài: đọc cá nhân hoặc đồng thanh cả lớp (văn bản dài, mang nội dung buồn hay có nhiều lời thoại đều không nên cho học sinh đọc đồng thanh).

Đây là những công việc giáo viên luyện cho học sinh đọc đúng các đơn vị ngôn ngữ, giúp các em nhận diện được đơn vị câu, đoạn, biết cách ngắt

nghỉ đúng trong câu, đoạn. Trong quá trình luyện đọc đúng góp phần định hướng cho học sinh hiểu đúng ý nghĩa của bài đọc.

3. Tìm hiểu bài

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thầm kết hợp trả lời câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa.

- Tổ chức cho học sinh thực hiện và báo cáo trước lớp. - Giáo viên là người giúp học sinh chốt lại ý nghĩa cơ bản. 4. Luyện đọc lại

- Tùy từng đối tượng học và đặc điểm văn bản mà giáo viên chọn hình thức luyện đọc lại cho phù hợp.

- Giáo viên có thể chọn một đoạn tiêu biểu hướng dẫn học sinh giọng đọc, cách ngắt nghỉ hơi, những từ ngữ cần nhấn giọng, sau đó tổ chức cho các em thử đọc (nếu đoạn truyện có phân vai có thể tổ chức cho học sinh đọc phân vai).

Luyện đọc lại là hoạt động thể hiện ý hiểu của học sinh qua giọng đọc, tổ chức cho các em thi đọc giữa các nhóm nhằm tăng hứng thú trong học tập đồng thời rèn cho các em tinh thần làm việc tập thể hợp tác.

+Nếu văn bản Tập đọc là thơ phải hướng dẫn học sinh học thuộc lòng. Đơn vị học thuộc lòng là mỗi khổ thơ, ở mỗi khổ thơ ta phải làm những việc: Cho học sinh đọc to từng khổ thơ.

Sau đó, cho mỗi em đọc hai dòng: có văn bản trên bảng xóa dần chữ từ bên phải sang để lại chữ đầu dòng. Các em, từ đó đọc được hết dòng thơ; sau khi các em thuộc rồi thì xóa hết, mỗi em đọc một khổ thơ.

Gọi một số em đọc toàn bài. C. Củng cố, dặn dò

- Nhắc lại nội dung chính của bài, các yêu cầu về kĩ năng đọc.

- Giáo viên nhận xét tiết học (chủ yếu biểu dương những em đọc tốt, hăng hái tham gia phát biểu, những em tiến bộ, hay nhóm làm việc tích cực).

- Nhắc nhở học sinh về ôn bài, làm theo lời khuyên, bai học từ bài đọc và chuẩn bị bài hôm sau.

Quy trình dạy Tập đọc các lớp 2, lớp 3 trọng tâm dồn vào phần luyện đọc, rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc thành thạo. Tức là, ở khối lớp này chú ý nhiều hơn đến vấn đề đọc đúng. Giáo viên chú ý rèn luyện cho các em khả năng phát âm đúng chuẩn, đọc trôi chảy và có thể đọc lướt. Qúa trình tìm hiểu bài và luyện đọc lại chính là bước đọc hiểu – đọc để hiểu nội dung bài đọc và thể hiện qua giọng đọc. Tuy nhiên, kĩ năng cảm hiểu văn chưa phải là trọng tâm đối với giai đoạn đầu tiểu học – giai đoạn tư duy cụ thể vẫn chiếm ưu thế còn tư duy trừu tượng đang dần hình thành và phát triển.

2.1.2.2. Quy trình dạy Tập đọc ở lớp 4, 5

Quy trình dạy Tập đọc ở các lớp 4, lớp 5 phát triển từ quy trình lớp 2,3 nhưng có một số điểm khác là:

- Ở lớp 4 và lớp 5 trình độ học của học sinh đã khá, đơn vị dạy đọc không phải là câu mà là đoạn, ở phần luyện đọc giáo viên không cần đọc mẫu mà học sinh khá, giỏi trong lớp có thể đọc mẫu được; đơn vị đọc nối tiếp là đoạn. - Phần “Luyện đọc lại” được thay bằng phần “Đọc diễn cảm” là cấp độ cao nhất của đọc hiểu.

Ta có thể tóm tắt quy trình như sau: 1. Kiểm tra bài cũ

2. Dạy – đọc bài mới 2.1Giới thiệu bài 2.2Luyện đọc

- Cho học sinh khá đọc mẫu - Luyện đọc đoạn:

+ Luyện đọc nối tiếp đoạn + Luyện đọc đoạn theo nhóm

- Giải nghĩa từ khó, từ mới

- Luyện đọc câu, đoạn dài, khó đọc. 2.3 Tìm hiểu bài

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài

- Yêu cầu học sinh đọc thầm từng đoạn để trả lời câu hỏi.

+ Câu hỏi lớp 4, lớp 5 thường là câu hỏi lớn, nhiều nội dung, giáo viên nên chia tách thành những nội dung nhỏ.

Ví dụ: trong bài “Con sẻ” (TV4, T2, 90)

Câu hỏi số 1: Trên đường đi, con chó thấy gì? Theo em, nó định làm gì? Đây là câu hỏi có hai nội dung, cần tách từng nội dung ra để hỏi riêng.

Hay câu hỏi số 3: Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào?

Có thể hỏi học sinh “Những từ ngữ nào diễn tả hình ảnh sẻ mẹ lúc sẻ con gặp nguy hiểm?” và “Những từ ngữ nào thể hiện hành động của sẻ mẹ lúc lao xuống cứu con?”.

- Khi kết thúc phần tìm hiểu bài giáo viên giúp đỡ học sinh rút ra nội dung chính hay ý nghĩa, bài học của bài đọc, có thể đặt ra một số yêu cầu cho học sinh như:

+ Đặt tên cho đoạn văn hoặc tìm những câu thể hiện nội dung của đoạn. + Nhận xét về câu chuyện, nội dung bài đọc.

2.4. Luyện đọc diễn cảm

- Cho học sinh đọc đoạn trong nhóm.

- Giáo viên chọn những đoạn có giọng đọc hay, cho học sinh luyện đọc rồi tổ chức cho các em thi đọc diễn cảm.

3.Củng cố, dặn dò

Từ hai quy trình dạy đọc nêu trên, chúng ta thấy chúng đều có những điểm tương đồng; quy trình dạy đọc lớp 4,5 phát triển hơn, yêu cầu cao hơn

so với quy trình lớp 2 và lớp 3. Trong phần luyện đọc cả hai quy trình đều tổ chức cho các em đọc nối tiếp câu, đoạn tạo điều kiện cho nhiều em học sinh được đọc, giúp các em đọc chưa thành thạo có nhiều cơ hội để luyện tập, những em đã đọc tốt có khả năng phát triển hơn nữa đạt mức đọc diễn cảm. Từ đó, giáo viên có thể phát hiện ra em nào còn đọc sau, đọc ngang và có biện pháp rèn luyện cho từng em.

Quy trình lớp 4, 5 coi trọng khả năng đọc hiểu của học sinh thể hiện trong phần Tìm hiểu bài và đọc diễn cảm; đến giai đoạn này các em không phải đọc trôi chảy văn bản đọc mà còn phải hiểu nội dung của nó qua câu chữ và thể hiện cách hiểu đó qua giọng đọc của mình. Để đọc hay cần đọc đúng chính âm, trọng âm và ngữ âm. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà phải ép buộc phải đọc đúng theo chuẩn phát âm, nghĩa là khi đọc không nhất thiết phải

phân biệt tr/ch, s/x, r/d/gi.

Ví dụ: khi đọc câu thơ:

“Dải mây trắng đỏ trên đỉnh núi Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh”

(Chợ Tết – Đoàn Văn Cừ) Không cần phải uốn lưỡi, cố phát âm các từ trắng, trên, sương, để phân biệt là “tr” và “s”. Đọc như vậy sẽ mất đi tính biểu cảm tính logic, mạch lạc và người nghe sẽ không còn cảm nhận được cái hay trong câu thơ.

Quy trình đều xuất phát từ mục đích phát triển năng lực đọc cho học sinh.Giáo viên tùy từng đối tượng, từng địa phương để áp dụng quy trình hoặc đảo giữa các bước trong phần luyện đọc, làm thế nào để cho học sinh đọc đúng, đọc hay hơn, diễn cảm hơn. Người giáo viên chú ý rèn cho các em các thao tác chính xác đúng ngay từ đầu để các em hình thành một kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực đọc cho học sinh.

2.2. Thực trạng của việc dạy và học tập đọc ở trường tiểu học

Qua hơn hai tháng thực tập, tuy không nhiều nhưng được trực tiếp giảng dạy và quan sát giờ Tập đọc của một số giáo viên trường tiểu học Trưng Nhị - TX Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thấy rõ thực trạng việc dạy và học Tập đọc của giáo viên và học sinh trường tiểu học như sau:

2.2.1. Thực trạng của việc dạy tập đọc

Để tìm hiểu thực trạng việc dạy Tập đọc ở các trường tiểu học, chúng tôi đã trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cùng với quan sát dự giờ giờ dạy Tập đọc của một số giáo viên các khối lớp 2,3,4,5 ở hai trường tiểu học: trường Tiểu học Trưng Nhị - Phúc Yên – Vĩnh Phúc và trường Tiểu học Lưu Quý An – Phúc Yên – Vĩnh Phúc; với các bài “Nội quy đảo khỉ” ở lớp 2, “Cùng vui chơi” ở lớp 3, bài “Ôn tập giữa học kỳ II (tiết 3)” ở lớp 4, “Phân xử tài tình” ở lớp 5. Chúng tôi đã dự các tiết dạy của giáo viên ở tất cả các loại bài khác nhau để có thể khách quan đánh giá thực trạng của việc dạy Tập đọc của giáo viên. Dưới đây tôi xin đưa ra những khó khăn và thuận lợi ảnh hưởng đến việc dạy của giáo viên.

2.2.1.1. Những thuận lợi

Những điều kiện bên ngoài tác động không nhỏ đến sự thành công của một tiết dạy. Những điểm thuận lợi có ảnh hưởng tích cực đến quá trình dạy và học. Chúng tôi đã tìm hiểu những thuận lợi chung mà cả hai trường tiểu học đều có:

Thứ nhất, đội ngũ giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và ó tinh thần dạy dỗ, chỉ bảo tận tình cho học sinh.

Bên cạnh đó, học sinh là con em thành thị nên rất ngoan, và có khả năng tiếp thu kiến thức tốt.

Hơn thế, Ban giám hiệu nhà trường sát sao trong việc quản lý kiểm tra chuyên môn của giáo viên. Trong quá trình giảng dạy, đa số giáo viên đã

nắm chắc quy trình và thực hiện đầy đủ các bước, nắm được mục tiêu của từng lớp, từng giờ học. Với những thuận lợi đó cùng với những nỗ lực của thầy cô và học sinh đã đưa trường lên vị trí xứng đáng là trường đạt chuẩn quốc gia.

2.2.1.2. Những khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi đã nêu trên, giáo viên ở trường tiểu học Trưng Nhị và trường Tiểu học Lưu Quý An còn gặp phải những khó khăn như:

- Học sinh còn hiếu động, ham chơi chưa chú ý vào bài. Vì vậy, giáo viên mất nhiều thời gian để nhắc nhở làm ảnh hưởng đến tiến độ và thời lượng của giờ dạy.

- Cơ sở vật chất nhà trường chưa thật đầy đủ để phục vụ cho một tiết dạy, học.

Với những thuận lợi và khó khăn đã nêu các giáo viên của hai trường Tiểu học này vẫn cố gắng dạy tốt. Những điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn có tác động không nhỏ đến chất lượng giảng dạy của giáo viên. Tuy nhiên, yếu tố con người (yếu tố giáo viên) vẫn là yếu tố quyết định.

a) Ưu điểm chính

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy những ưu điểm chính mà giáo viên của hai trường đã đạt được:

- Phần lớn giáo viên có giọng đọc hay, truyền cảm, đọc chuẩn chính âm.

- Giáo viên nắm được quy trình giảng dạy, thực hiện đúng, đầy đủ quy trình. Giáo viên đã thực hiênc cho học sinh đọc nối tiếp câu nhiều lần đảm bảo cho nhiều lượt học sinh được đọc. Khi dạy phần tìm hiểu bài và luyện đọc lại (lớp 2,3); đọc diễn cảm (lớp 4,5), giáo viên sử dụng cách dạy học truyền thống cho học sinh đọc thầm từng đoạn để trả lời câu hỏi trong sách giáo

khoa. Đối với những câu hỏi dài, câu hỏi khó giáo viên đã tách nhỏ từng ý để hướng dẫn học sinh giải quyết, hoặc giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, thảo luận để tìm ra câu trả lời.

Ví dụ: Đối với câu hỏi số 4 bài “Cuộc chạy đua trong rừng” giáo viên đã tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm bốn, sau đó gọi một số nhóm lên trình

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học đọc diễn cảm (Trang 26 - 46)