Xác định đối tượng khách tiềm năng

Một phần của tài liệu Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và những định hướng phát triển du lịch. (Trang 74 - 75)

3. Một số lễ hội Công giáo nổi tiếng tại một số địa phương

3.3.2Xác định đối tượng khách tiềm năng

Giá trị lễ hội Công giáo là giá trị những tài nguyên nhân văn được thể hiện cả ở dạng vật thể và phi vật thể. Đó là những kiến trúc ấp ủ một truyền thuyết, một nỗi niềm, một bản lĩnh, một tư duy; là những lễ hội những trò vui dân gian… những cách thức ăn mặc, nói năng; những phong tục tập quán, tín ngưỡng... Thông qua các giá trị vật thể như di các công trình kiến trúc… và các giá trị phi vật thể như: phong tục tập quán, tâm hồn cốt cách của con người, Lễ hội Công giáo có sức thu hút con người tìm đến để khám phá, chiêm nghiệm. Sức thu hút đó chính là cơ sở của ngành Du lịch, vì du lịch xét đến cùng là một hoạt động của con người nhằm thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo ở một nơi khác bên ngoài nơi cư trú. Do đó, phát triển du lịch phần lớn là khai thác tiềm năng văn hóa để đem lại hiệu quả kinh tế, cũng có nghĩa là phát huy khả năng, phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác tiềm năng văn hóa, trong đó có những giá trị văn hóa của tôn giáo.

Tài nguyên du lịch của nước ta rất đa dạng, trong đó các giá trị của văn hóa lễ hội là một nguồn tài nguyên dồi dào và phong phú. Như chúng ta đã nghiên cứu ở những phần trên, Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và những tôn giáo khi du nhập vào Việt Nam đều ít nhiều đã được Việt hóa, mang bản sắc văn hóa Việt Nam. Qua quá trình du nhập và phát triển hàng nghìn năm, những giá trị văn hóa lễ hôi Công giáo đã trở thành nguồn tài nguyên du lịch văn hóa rất đa dạng, phong phú. Đến đâu trên đất nước, người ta đều có thể nhận thấy ở mỗi vùng dân cư có các loại hình

văn hoá vật thể (nhà thờ, đồ cúng tế, hành đạo...) rất khác nhau, đó là do chúng mang dấu ấn văn hoá tôn giáo. Những công trình văn hóa tôn giáo này không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo đơn thuần, nơi sinh hoạt văn hoá của các cộng đồng dân cư mà với cảnh quan hài hòa, kiến trúc độc đáo, đặc biệt là nơi lưu giữ những giá trị tâm linh lớn lao, đã có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với du khách trong và ngoài nước. Đó chính là những giá trị của văn hóa tôn giáo đối với việc khai thác và phát triển du lịch.

Thực ra việc khai thác di sản văn hóa lễ hội phục vụ cho phát triển du lịch không phải là ý tưởng mới, song gần đây, chúng ta mới bắt đầu chú trọng hơn tới những lễ hội của người theo đạo Công giáo. Định hướng phát triển du lich lễ hội Công giáo. Những cố gắng thu hút khách ở các điểm du lịch phải mang tính chất văn hóa, tâm linh. Những động cơ thúc đẩy khách đến các điểm du lịch chính là sự mong muốn được tiếp cận giá trị văn hóa tín ngưỡng. Đối tượng khách tiềm năng là những người trong đạo, các tín đồ Công giáo, khách tự do và những người muốn quan tâm, muốn tìm hiểu về văn hóa và lễ hội Công giáo, những ai mong muốn có một đời sống tâm linh cao cả, hướng thượng và những ai muốn giải tỏa bớt những căng thẳng , mệt mỏi của cuộc sống thường nhật.

Một phần của tài liệu Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và những định hướng phát triển du lịch. (Trang 74 - 75)