Những hành vi nào được coi là hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Giáo trình môi trường đại cương (Trang 90 - 91)

VIII. Các khu quản lý đa dụng cho phép sử dụng bền vững các nguồn tà

Những hành vi nào được coi là hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

hại cho người khác.

Đồng thời các đơn vị, cá nhân, hộ gia đình sống trong thành phố, thị xã không được: • Hoạt động sản xuất, dịch vụ gây ồn, rung, mùi khó chịu, bụi, nóng và các hình

thức ô nhiễm khác ảnh hưởng tới các hộ gia đình xung quanh. • Gây ồn, rung vượt quá tiêu chuẩn quy định.

• Đổ rác sinh hoạt, các chất phế thải, xác động vật ra vỉa hè, đường phố, sông, hồ, khu vực công cộng.

• Nuôi lợn trong khu vực nội thành, nội thị. • Chăn, dắt, nuôi súc vật nơi công cộng. • Dùng phân tươi, hôi thối tưới rau.

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng chất phóngxạ được quy định như thế nào? xạ được quy định như thế nào?

Mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng chất phóng xạ phải đăng ký tại cơ quan chức năng của Nhà nước và phải được phép của cơ quan này. Người và địa điểm chứa và sử dụng chất phóng xạ phải được trang bị phương tiện bảo vệ đúng quy phạm an toàn bức xạ của Nhà nước và phải thường xuyên đo đạc mức độ phóng xạ, thông báo với cơ quan quản lý môi trường của tỉnh và chịu sự thanh tra của cơ quan này.

Nếu mức phóng xạ trong môi trường xung quanh vượt quá giới hạn cho phép trong không khí hoặc trong nước như quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam thì phải ngừng hoạt động, báo cáo cho cơ quan chức năng và xử lý hậu quả. Việc quản lý tác nhân bức xạ phải thực hiện theo Pháp lệnh ngày 25/6/1996 của Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ.

Quy định chung của Nhà nước về khen thưởng, xử phạt trong việc bảo vệmôi trường như thế nào? môi trường như thế nào?

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động bảo vệ môi trường, phát hiện sớm và báo cáo kịp thời các dấu hiệu sự cố môi trường, khắc phục sự cố môi trường, suy thoái môi trường, ngăn chặn các hành vi huỷ hoại môi trường thì được khen thưởng.

Những người tham gia bảo vệ môi trường, khắc phục sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường mà bị thiệt hại tài sản, sức khoẻ hoặc tính mạng thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.

Người nào có hành vi phá hoại, gây tổn thương đến môi trường, không tuân theo sự huy động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có sự cố môi trường, trong thực hiện đánh giá tác động môi trường, vi phạm các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người nào lợi dụng chức quyền vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra sự cố môi trường thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Những hành vi nào được coi là hành vi vi phạm hành chính về bảo vệmôi trường môi trường

Theo Quy định Xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường được quy định tại Nghị định 26/CP, ngày 26/4/1996 của Chính phủ, các hành vi được coi là vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gồm:

• Vi phạm về phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường. • Vi phạm về bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên.

• Vi phạm về khai thác, kinh doanh động, thực vật quý, hiếm thuộc danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản công bố.

• Vi phạm về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng.

• Vi phạm về giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công nghệ, thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ quan trọng, hoá chất độc hại, chế phẩm vi sinh vật có lliên quan đến bảo vệ môi trường.

• Vi phạm về nhập khẩu, xuất khẩu chất thải.

• Vi phạm về phòng tránh sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác vận chuyển dầu khí.

• Vi phạm quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với chất phóng xạ.

• Vi phạm quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường khi sử dụng nguồn phát bức xạ.

• Vi phạm về vận chuyển và xử lý nước thải, rác thải. • Vi phạm quy định về ô nhiễm đất.

• Vi phạm về tiếng ồn, độ rung quá giới hạn cho phép làm tổn hại sức khoẻ và ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân.

• Vi phạm trong việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán, nhập khẩu, tàng trữ và đốt pháo hoa.

• Vi phạm trong việc khắc phục sự cố môi trường. Tuỳ theo tính chất vi phạm mà có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 50.000.000 đồng và áp dụng các biện pháp khác như tước quyền sử dụng giấy phép, buộc chấm dứt vi phạm, tịch thu phương tiện, tang vật,...

Một phần của tài liệu Giáo trình môi trường đại cương (Trang 90 - 91)