Phòng chốn gô nhiễm chất dẻo phế thải như thế nào?

Một phần của tài liệu Giáo trình môi trường đại cương (Trang 79)

VIII. Các khu quản lý đa dụng cho phép sử dụng bền vững các nguồn tà

Phòng chốn gô nhiễm chất dẻo phế thải như thế nào?

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chất dẻo tổng hợp có mặt ở khắp mọi nơi như túi xách tay, dép nhựa, thảm trải sàn, băng dính, bao túi gói hàng, dụng cụ văn phòng, v.v... Nói cách khác, trong cuộc sống của chúng ta, từ việc ăn, ở, đi lại đều gắn liền với các dụng cụ, phương tiện từ chất dẻo tổng hợp. Trong sản xuất công, nông nghiệp cũng không tách rời chất dẻo tổng hợp như bao bì trong sản xuất công nghiệp, màng mỏng trong suốt bảo vệ cây trồng,...

Sau khi sử dụng, chất dẻo trở thành phế liệu. Trong các đống rác ở thành phố có đủ các loại túi gói lớn, nhỏ, trên các cánh đồng có nhiều mảnh vụn túi nhựa, nilon nhựa dùng để lợp vườn giữ nhiệt. Các sản phẩm chất dẻo tổng hợp kể trên phần lớn được sản xuất từ polyetylen hoặc polyvinyl. Bản thân hai chất này không độc hại nhưng các chất phụ gia pha trộn trong quá trình sản xuất thì rất độc hại. Đồ nhựa, túi gói hàng ngày bằng chất dẻo tổng hợp sau khi thâm nhập vào môi trường rất khó phân hủy, phải sau rất nhiều năm mới có thể bị phân hủy, một số loại nếu có phân hủy lại tan ra nhiều chất độc hại làm ô nhiễm đất đai. Có nơi đã xảy ra hiện tượng trâu bò ăn phải các mảnh túi chất dẻo và bị ngộ độc.

Làm thế nào để giải quyết vấn đề ô nhiễm chất dẻo phế thải? Biện pháp được áp dụng đầu tiên là đốt cháy. Nhưng khi cháy, các khí độc hại sản sinh ra như clo, hydroclorit,... bay vào không khí làm ô nhiễm môi trường khí quyển.

Do đốt cháy phế liệu chất dẻo không phải là phương pháp tối ưu, người ra đã chuyển sang biện pháp chôn sâu chúng trong lòng đất. Nhưng các phế liệu đó dù bị chôn sâu nhưng nếu có những trận mưa lớn, động đất thì nó lại bị đưa lên mặt đất gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, việc chôn sâu các phế liệu từ chất dẻo tổng hợp vẫn chưa phải là biện pháp thoả đáng. Một số nước trên thế giới đã xử lý nguồn chất dẻo phế thải bằng cách thu gom và tái sinh. Họ cho thu nhặt phế thải chất dẻo rồi tái sinh thành sản phẩm mới. Biện pháp này tận dụng được nguyên liệu, nhưng vẫn không thể khắc phục được ô nhiễm trong quá trình tái sinh phế thải chất dẻo, đồng thời chất lượng của sản phẩm tái sinh không tốt, chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp.

Biện pháp tốt nhất là nghiên cứu sản xuất loại chất dẻo dễ phân hủy trong quá trình phân hủy không làm ô nhiễm môi trường. Nhưng biện pháp này rất khó thực hiện. Gần đây các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và sản xuất ra loại chất dẻo từ tinh bột và nước. Tinh bột được lấy từ lúa mì, khoai tây, gạo,.. và đạt được yêu cầu trong nguyên liệu không có bất kỳ chất độc hại nào. Khi loại chất dẻo này chôn xuống đất, các loại vi sinh vật rất thích ăn và phân giải nhanh thành khí cacbonic và nước không gây ô nhiễm môi trường, và dù gia súc có ăn phải các mảnh vụn chất dẻo cũng vô hại. Thành quả này đang cổ vũ các nhà sản xuất tạo ra các loại chất dẻo dễ phân giải nhằm đạt yêu cầu căn bản là không gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Giáo trình môi trường đại cương (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w