Nội dung thực hiện:

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH – TIẾN TỚI CUNG CẤP NƯỚC UỐNG TRỰC TIẾP TẠI VÒI TRÊN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CỦA TỔNG CÔNG TY CẤP NƯỚC SÀI GÒN (Trang 31 - 32)

- Các dự án cải tạo quy trình công nghệ hiện hữu:

+ Cải tạo bể lọc các nhà máy nước Thủ Đức, nhà máy nước Tân Hiệp ứng dụng đan lọc Leopold để nâng cao công suất và hiệu quả hoạt động của bể lọc. + Cải tạo bể lắng hiện hữu của các nhà máy nước nhằm nâng cao hiệu quả và

tính ổn định của dây chuyền công nghệ xử lý nước.

+ Cải tạo hệ thống thu bùn bể lắng cho Nhà máy nước Thủ Đức, Nhà máy nước Tân Hiệp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của bể lắng và kết hợp phục vụ cho dự án đầu tư hệ thống xử lý bùn thải.

- Các dự án nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước mới phục vụ nâng cấp các hệ thống xử lý nước hiện hữu hoặc đầu tư các hệ thống xử lý nước mới (các nhà máy nước mới).

+ Xây dựng các mô hình đồng dạng quy trình công nghệ các nhà máy nước (mô hình pilot) phục vụ nghiên cứu thử nghiệm công nghệ mới, huấn luyện, đào tạo cho nhân viên và phục vụ học tập, tham quan, trao đổi kinh nghiệm. + Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiền xử lý nước thô bằng biện pháp sinh học

tự nhiên (ao hồ sinh học) kết hợp với dự án xây dựng hồ sơ lắng tiền xử lý nước thô.

+ Nghiên cứu công nghệ lọc sinh học tiếp xúc ngược dòng U-BCF để tiền nguồn nước sông Sài Gòn xử lý hữu cơ, ammonia, sắt, mangan nhằm ứng dụng cho Nhà máy nước Tân Hiệp và các nhà máy nước sử dụng nguồn nước sông Sài Gòn dự kiến được xây dựng trong tương lai.

+ Nghiên cứu các quá trình tiền oxy hóa sử dụng Potasium Permangante (KMnO4) và Ozone (O3) hoặc các tác nhân oxy hóa mạnh khác thay thế cho quá trình tiền chlorine hóa hiện hữu của Nhà máy nước Tân Hiệp để kiểm soát ô nhiễm hữu cơ (TOC) và hạn chế nguy cơ hình thành các sản phẩm phụ của quá trình chlorine hóa.

+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến như quá trình oxy hóa bậc cao (Advanced Oxidation Process - AOP) sử dụng ozone, UV, H2O2, v.v. kết hợp với lọc than hoạt tính sinh học (Biological Activated Carbon - BAC)

Trang 22

để tăng cường đồng thời hiệu quả xử lý hữu cơ, ammonia và giảm thiểu nguy cơ hình thành các sản phẩm phụ khử trùng của quá trình chlorine hóa.

+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lắng tải trọng cao dạng lắng lamen, tuyển nổi khí hòa tan (DAF) để tăng cường hiệu quả của công nghệ lắng.

+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý ổn định nước để kiểm soát chất lượng nước và hiện tượng ăn mòn lắng đọng trên mạng lưới cấp nước (dự án tái khoáng hóa nguồn nước).

+ Nghiên cứu vật liệu lọc chuyên dụng (Green sand) để tăng cường hiệu quả xử lý nguồn nước nhiễm mangan như nguồn nước ngầm, nguồn nước mặt sông Sài Gòn.

+ Nghiên cứu công nghệ lọc màng (vi lọc, siêu lọc, lọc thẩm thấu ngược, v.v.) để ứng dụng cho các quy trình xử lý nước nhiễm mặn hoặc công đoạn xử lý nước bậc cao ở điều kiện phù hợp trong tương lai.

+ Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ xử lý có hiệu quả cao, nhỏ gọn và có tính linh động cao để phát triển các hệ thống xử lý nước di động quy mô nhỏ phục vụ mục đích bổ sung, tăng áp cho các khu vực thiếu nước cục bộ hoặc cung cấp nước trong tình trạng khẩn cấp (nguồn nước bị ô nhiễm, sự cố gián đoạn cấp nước trên mạng lưới, v.v.).

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH – TIẾN TỚI CUNG CẤP NƯỚC UỐNG TRỰC TIẾP TẠI VÒI TRÊN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CỦA TỔNG CÔNG TY CẤP NƯỚC SÀI GÒN (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)