4.1. Nội dung nguyên tắc lịch sử cụ thể
Xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây: một hiện tượng nhất định đã xuất hiện như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn chủ yếu nào và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xem xét hiện nay nó đã trở thành như thế nào.
Lê nin viết về nguyên tắc này như sau: “Trong quá trình nhận thức sự vật trong mối liên hệ qua lại của các hình tượng (khái niệm) lý tưởng, trong sự vận động của chúng, trong sự chuyển hóa qua lại, phải tái tạo lại được “sự phát triển của sự vật ấy (respective – cũng như – của hiện tượng) sự vận động của chính nó”.
Nguyên tắc lịch sử-cụ thể đòi hỏi chúng ta trong quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng phải nắm được lịch sử của chúng, phải xem xét chúng trong sự vận
động và phát triển của nó. Có nắm được quá trình hình thành, tồn tại,vận động và phát triển của chúng cùng với những mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa chúng chúng ta mới có thể nhận thức, phản ánh được đúng đắn bản chất đích thực của sự vật hoặc hiện tượng mà chúng ta xem xét, nghiên cứu.Ngoài việc nắm được quá trình lịch sử của bản thân sự vật, hiện tượng, chúng ta cũng phải xem xét chúng trong những hoàn cảnh cụ thể cả về không gian lẫn thời gian.
Đối với việc nghiên cứu quá trình nhận thức, nguyên tắc lịch sử - cụ thể còn đòi hỏi phải tính đến sự phụ thuộc của quá trình nhận thức vào trình độ phát triển chung của xã hội, trình độ phát triển của nền sản xuất, các thành tựu khoa học của thời đại nghiên cứu.
Lê nin viết: “không có chân lý trừu tượng”, “chân lý luôn luôn là cụ thể”; “Bản chất linh hồn sống của chủ nghĩa Mác là phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể”
4.2. Cơ sở lý luận của nguyên tắc lịch sử cụ thể
Cơ sở lý luận của nguyên tắc lịch sử - cụ thể là nguyên lý về sự phổ biến của các mối liên hệ; nguyên lý về sự phát triển (đã trình bày ở phần nguyên tắc toàn diện và nguyên tắc phát triển), quan điểm về phương thức tồn tại của vật chất là vận động.
Nội dung của quan điểm về phương thức tồn tại của vật chất là vận động:
Vật chất tồn tại bằng cách vận động, nói khác đi vận động “là thuộc tính cố hữu của vật chất”, “là phương thức tồn tại của vật chất”22.Trong vận động và bằng vận động mà các dạng vật chất thể hiện đặc tính của mình, chứng minh sự tồn tại của mình.“Các hình thức và các dạng khác nhau của vật chất chỉ có thể nhận thức được thông qua vận động, thuộc tính của vật thể chỉ bộc lộ qua vận động, về một vật thể không vận động thì không có gì mà nói cả”23. Triết học Mác-Lê nin khẳng
22 C.Mac và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia , Hà Nội, 1994, t.20, tr.89
định, không thể có vật chất không vận động và cũng không thể có vận động không vật chất. Nói cách khác, nói đến vật chất là nói vật chất đang vận động và nói đến vận động là nói đến vận động của vật chất.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động là mọi biến đổi nói chung. “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất (…) bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”24. Với sự tồn tại đa dạng và phong phú của thế giới vật chất, vật chất có nhiều hình thức vận động phong phú và đa dạng.
Khi nghiên cứu các hình thức vận động của vật chất, người ta có thể phân loại các hình thức vận động khác nhau theo những tiêu chí khác nhau. Cho tới nay, thông thường các nhà khoa học chia ra 5 hình thức vận động cơ bản khác nhau của thế giới vật chất: 1. Hình thức vận động cơ học – sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian; 2. Hình thức vận động vật lý – sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động của điện tử, các quá trình nhiệt, điện v.v..; 3. Hình thức vận động hóa học – vận động của các nguyên tử, các quá trình hóa hợp và phân giải các chất; 4. Hình thức vận động sinh học – sự trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường bên ngoài; 5. Hình thức vận động xã hội – sự thay đổi các hình thái kinh tế - xã hội, các quá trình diễn ra trong đời sống xã hội loài người.
- Trong triết học duy vật biện chứng, cùng với phạm trù vận động thì không gian và thời gian cũng là những phạm trù đặc trưng cho phương thức tồn tại của vật chất.
Bất kỳ một vật thể nào đang tồn tại cũng đều chiếm một vị trí nhất định, có mối quan hệ trước, sau, trên, dưới, bên trong, bên ngoài, về mặt kích thước có mối quan hệ to hơn, bé hơn v.v., với các vật thể khác. Các hình thức tồn tại như vậy của các vật thể được gọi là không gian.
Bên cạnh các quan hệ không gian nói trên, sự tồn tại của các vật thể còn được biểu hiện ở mức độ tồn tại lâu dài hay ngắn ngủi của chúng, ở sự ra đời trước hoặc sau so với các vật thể khác v.v. Những sự khác biệt này về phương thức tồn tại của các vật thể được thể hiện bằng phạm trù thời gian.
Không gian và thời gian gắn bó chặt chẽ với nhau và cả hai đều là thuộc tính vốn có của vật chất, là hình thức tồn tại của vật chất.
Có thể nói: “Trong thế giới, không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể vận động ở đâu ngoài không gian và thời gian”25.
***************************