ĐẶC ĐIỂM HÓA, LÝ CỦA NƯỚC THẢI BIOGAS VÀ NƯỚC AO

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng nước thải túi ủ biogas với nguyên liệu nạp phân heo tưới cây vạn thọ (tagetes patula l.) (Trang 27 - 28)

Chất lượng nước thải biogas với nguyên liệu nạp phân heo và chất lượng nước ao được thu tại hộ gia đình bác Lê Hồng Thanh ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Các dạng đạm, lân và kali được phân tích trong thí nghiệm là các dạng có trong nước thải biogas và nước ao mà cây có thể dễ dàng hấp thu như: N-NH4+ , N-NO3-, P-PO43-, K+.

Bảng 4.1: Chất lượng nước thải biogas với nguyên liệu nạp phân heo và nước ao Thời gian Thời gian Chỉ tiêu pH N-NH4+ (mg/L) N-NO3- (mg/L) P-PO43- (mg/L) K+ (mg/L) Nước thải biogas

Đợt 1 (01/08/2014) 7,28 167,1 0,15 54,5 51,4

Đợt 2 (16/08/2014) 7,51 166,6 0,14 50,7 50,2

Nước ao

Đợt 1 (01/08/2014) 7,15 0,14 0,16 0,31 3,16

Đợt 2 (16/08/2014) 7,4 1,68 0,21 0,31 3,16

Kết quả phân tích ở bảng 4.1 cho giá trị pH của nước thải túi ủ biogas và nước ao dao động trong khoảng 7,15 – 7,51. pH này ở khoảng trung tính nên thích hợp cho hầu hết các loại cây trồng. Ngoài ra hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước thải biogas phân heo không biến động nhiều qua thời gian trong đó hàm lượng N-NH4+ khoảng (0,14 – 1,68 mg/L), N-NO3- (0,15 – 0,14 mg/L), P-PO43- (50,5 – 54,5 mg/L), K+ (50,2 – 51,4 mg/L), sự ổn định về mặt dinh dưỡng này là do nước thải túi ủ biogas được lấy liên tục từ lúc bố trí thí nghiệm cho đến 10 ngày sau khi bố trí thí nghiệm thì ngưng khơng lấy nữa và được trữ trong túi nilon dùng để tưới cho vạn thọ tới lúc kết thúc thí nghiệm, trong lúc thu và trữ nước thải thì hệ thống biogas phân heo đã hoạt động ổn định, số lượng heo nuôi trong lúc lấy và trữ nước thải không đổi, nên lượng phân heo nạp vào túi ủ biogas cũng tương đối ổn định, vì vậy hàm lượng dinh dưỡng của nước thải túi ủ biogas trong thời gian này sẽ không biến động nhiều. Bên cạnh đó hàm lượng dinh dưỡng trong nước ao cũng không biến động nhiều theo thời gian N-NH4+ dao động trong khoảng (1,14 - 1,68 mg/L), N-NO3- (0,16 - 0,26 mg/L), nồng độ P-PO43- (0,31 mg/L), K+ có giá trị (3,16 mg/L). Nguyên nhân là ao kín, nằm trong khu vực ít có sự lưu thơng nước với bên ngồi.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong nước thải túi ủ biogas cao hơn nhiều so với nước ao bình thường. Trong đó hàm lượng N-NH4+ (166,6 – 167,1 mg/L) trong nước thải túi ủ biogas cao hơn khoảng 97 lần N-NH4+ (0,14 – 1,68 mg/L) trong nước ao, hàm lượng P-PO43- (50,5 – 54,5 mg/L) của biogas cao hơn khoảng 175 lần hàm lượng P-PO43- (0,31 mg/L), hàm lượng K+ (50,2 – 51,4 mg/L) cao hơn khoảng 18 lần hàm lượng K+ (3,16 mg/L)có trong nước ao. Đặc điểm của chất thải hầm ủ biogas là giàu dưỡng chất như đạm, lân và các nguyên tố vi lượng khác với hàm lượng hữu cơ khá cao (Huỳnh Thị Mỹ Duyên, 2010). Với hàm lượng các chất hữu cơ cao trong nước thải biogas nên thí nghiệm được bố trí với các mức độ pha lỗng nước thải biogas khác nhau để tìm ra mức thích hợp cho cây vạn thọ phát triển tốt nhất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng nước thải túi ủ biogas với nguyên liệu nạp phân heo tưới cây vạn thọ (tagetes patula l.) (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)