SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÂY VẠN THỌ

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng nước thải túi ủ biogas với nguyên liệu nạp phân heo tưới cây vạn thọ (tagetes patula l.) (Trang 28)

4.2.1 Chiều cao cây

Qua hình 4.1 cho thấy chiều cao cây vạn thọ ở các nghiệm thức đều tăng theo thời gian. Thời điểm 15 ngày trồng, chiều cao cây giữa các nghiệm thức trong khoảng 14,2 - 15,7cm và tương đối đồng đều. Ở thời điểm này, nghiệm thức ĐC được cung cấp 1,17g Ure/cây 46% N (538,2mg) là cao hơn hàm lượng đạm có trong 200 ml nước thải 100% và 25% biogas (166,6 – 167,1 mg/L N-NH4+ và 0,14 – 0,15 mg/L N-NO3-), tuy nhiên chiều cao giữa các nghệm thức này khơng có sự khác biệt. Do trong thời gian đầu khi cây mới vừa chuyển từ vườn ươm ra nên cây cần thời gian để thích nghi với mơi trường mới và bộ rễ, lá chưa thực sự phát triển nên việc hấp thu chất dinh dưỡng còn hạn chế.

a a a ab b ba a ab ab ba b a b bc b b b c ab ab 0 5 10 15 20 25 30 35 40

1 ngày 15 ngày 30 ngày 45 ngày

Ngày sau khi trồng

C hi ều c ao c ây (c m ) ĐC NT1 NT2 NT3 NT4

Hình 4.1: Diễn biến chiều cao cây vạn thọ giữa các nghiệm thức theo thời gian

Ghi chú: Trung bình ± SD, n = 6

Các cột có cùng ký tự (a, b, c) theo sau thì khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% giữa các nghiệm thức tại cùng thời điểm 1,15,30 hoặc 45 ngày qua phép thử Duncan.

Ghi chú: ĐC: phân hóa học; NT1: 100% nước thải biogas; NT2: 75% nước thải biogas; NT3: 50% nước thải biogas; NT4: 25% nước thải biogas.

Giai đoạn từ 15 – 30 ngày, chiều cao của cây phát triển nhanh hơn và đã có sự khác biệt ở một số nghiệm thức so với giai đoạn đầu. Ở thời điểm cây 30 ngày, chiều cao của các nghiệm thức dao động trong khoảng 26,6 - 29,6cm, cao khoảng gấp đôi so với thời điểm cây 15 ngày. Vì sau 15 ngày cây đã thích nghi và bén rễ mạnh nên yêu cầu dinh dưỡng cao để tăng trưởng, bên cạnh đó đạm rất cần thiết cho giai đoạn sinh trưởng của cây, đặc biệt là phát triển chiều cao, việc tăng lượng nước thải tưới cho cây vạn thọ từ 200ml lên 230ml giúp chiều cao cây tăng nhanh hơn. Theo nghiên cứu Phạm Văn Lưu (2011), khi trồng cải bẹ xanh, nghiệm thức sử dụng nước thải biogas góp phần tăng trưởng chiều cao cây và chiều rộng lá cải bẹ xanh. Các nghiệm thức ở thời điểm này thì nghiệm thức ĐC đạt cao nhất với chiều cao là 29,6 ± 0,9cm, kế đó là NT1 và NT2 có chiều cao cây đạt khoảng 28,4 - 29,1cm, tuy nhiên chiều cao của 3 nghiệm thức này không chênh lệch nhiều và sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê, nghiệm thức có chiều cao thấp nhất là nghiệm thức NT4 được tưới 25% biogas với chiều cao đạt 26,6 ± 0,4cm.

Giai đoạn cây từ 30 đến 45 ngày, dù lượng nước thải biogas tưới vạn thọ tăng lên 250ml nhưng chiều cao cây thì tăng trưởng chậm lại, các nghiệm thức tăng từ 26,6 – 29,6cm ở thời điểm cây 30 ngày lên 30,2 – 33,2cm thời điểm cây 45 ngày và dần đi vào ổn định. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thu Hương (2009) khi

trồng cây vạn thọ (Tagetes patula L.) giai đoạn sau 30 ngày thì chiều cao và số lá đi vào ổn định, sự gia tăng là không đáng kể do ở thời điểm này cây đã bắt đầu ra nụ. Ở thời điểm 45 ngày, chiều cao của các nghiệm có sự khác biệt rõ rệt, nghiệm thức ĐC có chiều cao đạt cao nhất là 33,2 ± 1,2 cm, kế đó là nghiệm thức NT2 với chiều cao đạt 31,8 ± 1,6 cm và sự khác biệt giữa 2 nghiệm thức này khơng có ý nghĩa thống kê 5%. Các nghiệm thức tưới nước thải biogas cịn lại đều có chiều cao thấp hơn nghiệm thức ĐC và NT2, khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%. Điều này cho thấy khi tưới nước thải biogas với mức độ 75% biogas thì cây sẽ phát triển chiều cao nhanh hơn các nghiệm thức biogas còn lại và tương đối bằng với nghiệm thức tưới phân hóa học ở thời điểm sau 15 ngày trồng. Tuy nhiên theo Võ Phương Chi và Dương Đức Tiến (2004), chiều cao sinh học bình thường của cây vạn thọ (Tagetes

patula L.) dao động từ 30 – 35cm. Do đó, với hàm lượng dinh dưỡng trong nước

thải biogas là thích hợp cho cây phát triển chiều bình thường mà khơng gây ức chế đến tốc độ sinh trưởng của cây.

4.2.2 Số nhánh

Nhìn vào Hình 4.2, thời điểm 15 ngày sau khi trồng là thời gian bắt đầu phân cành, trung bình mỗi nghiệm thức có từ 5 – 6 nhánh/cây, số lượng nhánh của nghiệm thức ĐC và NT1 là bằng nhau và khác biệt có ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan so với các nghiệm thức còn lại. Ở thời điểm này số nhánh của vạn thọ có xu hướng giảm theo mức độ pha lỗng của nước thải biogas. Nghiệm thức có số nhánh cao nhất là nghiệm thức ĐC và NT1 với trung bình 6,0 ± 0,0 nhánh/cây, tiếp theo là nghiệm thức NT2 trung bình 5,5 ± 0,6 nhánh/cây và thấp nhất là 2 nghiệm thức NT3 và NT4 có cùng trung bình số nhánh là 5,0 ± 0,0 nhánh/cây. Sự khác biệt ở đây là do lượng dinh dưỡng (đặc biệt là đạm: N-NH4+ và N-NO3-) có trong nước thải biogas khác nhau mà ta cung cấp cho từng nghiệm thức. Theo Nguyễn Thị Kim Lý và ctv (2012) thì cây cần đạm vào thời kỳ cây chuẩn bị phân cành và phân hóa mầm hoa, nếu bón thừa đạm thì cây phát triển nhiều cành nhánh. Do đó với lượng đạm có trong 100% biogas thì có số lượng nhánh trong 15 ngày đầu sẽ bằng với nghiệm thức bón phân hóa học.

a a b a b b b c b c 0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00

15 ngày 30 ngày 45 ngày

Ngày sau khi trồng

Số n nh /c ây ĐC NT1 NT2 NT3 NT4

Hình 4.2: Diễn biến số nhánh của vạn thọ giữa các nghiệm thức qua thời gian

Ghi chú: Trung bình ± SD, n = 6

Các cột có cùng ký tự (a, b, c) theo sau thì khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% giữa các nghiệm thức tại cùng thời 15, 30 hoặc 45 ngày điểm qua phép thử Duncan.

Ghi chú: ĐC: phân hóa học; NT1: 100% nước thải biogas; NT2: 75% nước thải biogas; NT3: 50% nước thải biogas; NT4: 25% nước thải biogas.

Thời điểm cây 30 ngày sau khi trồng số nhánh trung bình đếm được của từng nghiệm thức khoảng từ 10,0 - 11,3 nhánh/cây, tăng gấp đôi về số nhánh so với thời điểm cây 15 ngày (5 – 6 nhánh/cây) vì số nhánh của vạn thọ chủ yếu phát triển trong giai đoạn cây từ 15 – 30 ngày sau khi trồng, đây là giai đoạn cây đã thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, rễ phát triển mạnh hấp thu chất dinh dưỡng để tập trung cho quá trình sinh trưởng sinh dưỡng. Các nghiệm thức tưới bằng nước thải biogas ở thời điểm cây 30 ngày sau khi trồng thì có số nhánh tương đối bằng nhau trung bình khoảng 10,0 -10,5 nhánh/cây và sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê 5% .

Giai đoạn từ 30 ngày trở về sau, số nhánh của vạn thọ không tăng thêm và đi vào ổn định, số nhánh của nghiệm thức ĐC và các nghiệm thức tưới nước thải biogas trong giai đoạn này trung bình khoảng 9,7 - 10,0 nhánh/cây, sự khác biệt là khơng có ý nghĩa thống kê. Vì giai đoạn sau 30 ngày là giai đoạn cây chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh dục, cây vạn thọ tập trung cho q trình ra hoa, do đó số nhánh khơng có sự tăng trưởng thêm. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Thu Hương (2009) khi trồng cây vạn thọ (Tagetes patula L.) giai đoạn sau 30 ngày thì chiều cao và số lá đi vào ổn định, sự gia tăng là không đáng kể, do ở thời điểm này cây đã bắt đầu ra nụ. Do đó, nước thải túi ủ biogas ở các

mức 100%, 75%, 50% và 25% biogas đều giúp cây vạn thọ phát triển tốt về số nhánh tương đương với phân hóa học.

4.2.3 Số hoa

Ở Hình 4.3, thời điểm cây từ 30 ngày trở về sau tất cả các nghiệm thức bắt đầu ra hoa. Số hoa/cây của từng nghiệm thức trung bình dao động trong khoảng 20 – 43,8 hoa/cây ở thời điểm 45 ngày sau khi trồng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Oanh (2012), khi sử dụng nước tưới biogas với nồng độ ơ nhiễm cao có thể làm ức chế tốc độ sinh trưởng, cây bị ngộ độc chất hữu cơ do đó cây ra hoa ít.

a a b b c 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 ĐC NT1 NT2 NT3 NT4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

45 ngày sau khi trồng

Số

h

oa

/c

ây

Hình 4.3: Diễn biến số hoa cây vạn thọ giữa các nghiệm thức theo thời gian

Ghi chú: Trung bình ± SD, n = 6

Các cột có cùng ký tự (a, b, c, d) theo sau thì khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% giữa các nghiệm thức tại cùng thời điểm 30 hoặc 45 ngày qua phép thử Duncan.

Ghi chú: ĐC: phân hóa học; NT1: 100% nước thải biogas; NT2: 75% nước thải biogas; NT3: 50% nước thải biogas; NT4: 25% nước thải biogas.

Kết quả về số lượng hoa trung bình trên từng nghiệm thức ở thời điểm 45 ngày sau khi trồng có sự chênh lệch đáng kể. Trong tất cả các nghiệm thức được theo dõi ở giai đoạn này thì nghiệm thức NT2 với 75% nước thải biogas có trung bình số hoa/cây đạt cao nhất (43,8 ± 4,3 hoa/cây), tuy nhiên nó khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% so với nghiệm thức ĐC (43 ± 4,9 hoa/cây). Như vậy, nước thải biogas ở mức độ 75% biogas là phù hợp về hàm lượng đạm lân cho cây vạn thọ phát triển tốt nhất về số hoa, cũng theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Oanh (2012), khi sử dụng nước tưới biogas với nồng độ ơ nhiễm cao có thể làm ức chế tốc độ sinh trưởng, cây bị ngộ độc chất hữu cơ do đó cây ra hoa ít, vì vậy với hàm lượng dinh dưỡng cao có trong 100% biogas cây cho số lượng hoa ít hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê với số lượng hoa ở hai nghiệm thức là ĐC và NT2.

4.2.4 Đường kính hoa

Theo kết quả biểu diễn ở Hình 4.4, giai đoạn cuối, đường kính hoa vạn thọ dao động trong khoảng từ 4,5 – 7 cm và có sự khác biệt rõ rệt giữa các nghiệm thức, khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% qua kiểm định Duncan. Trong các nghiệm thức tưới nước thải biogas, đường kính hoa vạn thọ có xu hướng giảm theo các mức độ pha loãng nước thải biogas mà ta cung cấp cho từng nghiệm thức.

a b bc c d 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00 ĐC NT1 NT2 NT3 NT4

45 ngày sau khi trồng

Đ ư n g k ín h h oa ( cm )

Hình 4.4: Đường kính hoa Vạn Thọ giữa các nghiệm thức

Ghi chú: Trung bình ± SD, n = 6

Các cột có cùng ký tự (a, b, c, d) theo sau thì khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% giữa các nghiệm thức qua phép thử Duncan.

Ghi chú: ĐC: phân hóa học; NT1: 100% nước thải biogas; NT2: 75% nước thải biogas; NT3: 50% nước thải biogas; NT4: 25% nước thải biogas.

Nghiệm thức ĐC được bón bằng phân hóa học thì có đường kính hoa lớn nhất (7 ± 0,4cm), tiếp đó là nghiệm thức NT1 có đường kính hoa là 6,6 ± 0,3cm. và nghiệm thức NT4 được tưới với mức độ là 25% biogas thì có đường kính hoa nhỏ nhất (4,5 ± 0,4 cm). Theo Nguyễn Thị Kim Lý và ctv (2012) vai trò của đạm đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời kỳ sinh trưởng và phát triển, liên quan đến màu sắc và kích thước của hoa. Thiếu đạm cây cằn cỗi, lá úa vàng, hoa nhỏ và xấu. Bên cạnh đó lân rất cần thiết để hình thành chất nucleoproteit của nhân tế bào, toàn bộ cơ thể hoa đều cần lân. Theo Nguyễn Xuân Linh (1998) lân giúp cây phát triển mạnh khỏe, thân cứng, hoa có màu sắc đẹp, giúp cây hút đạm nhiều hơn và tăng khả năng chống rét cho cây . Vì vậy, khi cung cấp 2g NPK/cây có chứa 16% N (320mg) và 16% P2O5 (139,7mg P) cho nghiệm thức ĐC thì cao hơn hàm lượng đạm và lân có trong 250ml nước thải 100% biogas/cây (166,6 – 167,1 mg/L N-NH4+; 0,14 –

0,15 mg/L N-NO3- và 50,7 – 54,5 P-PO43-) nên đường kính hoa ở nghiệm thức ĐC sẽ lớn hơn và khác biệt với đường kính hoa ở các nghiệm thức tưới nước thải biogas.

Như vậy trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển thì yếu tố dinh dưỡng có trong nước thải từ túi ủ biogas là rất cần thiết cho cây. Do đó, các mức độ pha lỗng nước thải biogas khác nhau khi cung cấp cho từng nghiệm thức sẽ cho kết quả khác nhau, với mức độ nước thải biogas phù hợp thì cây sinh trưởng tốt và chất lượng hoa cũng cao hơn các nghiệm thức tưới nước thải biogas với các mức độ khác.

4.3 TÍNH TỐN CHI PHÍ, LỢI NHUẬN 4.3.1 Lợi nhuận về mặt kinh tế

Để canh tác 1 giàn vạn thọ 300 cây (cây giống được mua ở vườn ươm) thì tốn chi phí cho nhu cầu sử dụng phân hóa học như sau:

 Khi cây trồng từ 1 đến 15 ngày tưới với liều lượng khoảng 35g Ure pha với 6 lít nước để tưới cho 30 cây vạn thọ.

+ Với 300 cây vạn thọ cần 350g Ure.

+ 15 ngày đầu tưới 3 lần cần 350 x 3 = 1.050g Ure.

+ Giá Ure trên thị trường là 10.000 đồng/kg. Với 1.050g Ure thì tiêu tốn khoảng 10.000 x 1,05 = 10.500 đồng.

 Khi cây từ 15 – 30 ngày tưới với liều lượng khoảng 50g DAP pha vói 7 lít nước để tưới cho 30 cây vạn thọ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Với 300 cây vạn thọ cần 500g DAP.

+ 15 – 30 ngày tưới 3 lần cần 500 x 3 = 1.500g DAP.

+ Giá DAP trên thị trường là 15.000 đồng/kg. Với 1.500g DAP thì tiêu tốn khoảng 15.000 x 1,5 = 22.500 đồng.

 Khi cây từ 30 – 45 ngày tưới với liều lượng khoảng 60g NPK pha với 7,5 lít nước để tưới cho 30 cây vạn thọ.

+ Với 300 cây vạn thọ cần 600g NPK.

+ 30 – 45 ngày tưới 3 lần cần 600 x 3 = 1.800g NPK.

+ Giá NPK trên thị trường là 15.000 đồng/kg. Với 1.800g NPK thì tiêu tốn khoảng 15.000 x 1,8 = 27.000 đồng.

Vì vậy, nếu sử dụng biogas đề tưới cho cây vạn thọ thì có thể tiết kiệm được tiền phân bón là: 10.500 + 22.500 + 27.000 = 60.000 đồng.

4.3.1 Lợi nhuận về mặt môi trường

Với hàm lượng dinh dưỡng cao thì nước thải biogas rất thích hợp để làm phân bón hữu cơ tưới cho cây trồng, góp phần tiết kiệm chi phí cho phân hóa học.

Bên cạnh đó, việc tận dụng nước thải túi ủ biogas để canh tác vạn thọ còn mang lại giá trị về mặt mơi trường, góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở nguồn tiếp nhận, bảo vệ môi trường hệ sinh thái thủy vực và môi trường sống của con người.

Chương V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN

Kết quả đạt được khi nghiên cứu sử dụng nước thải túi ủ biogas với nguyên liệu nạp phân heo để tưới cây vạn thọ (Tagetes patula L.) như sau:

 Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong nước thải túi ủ biogas như: N-NH4+

(166,6 – 167,1 mg/L), N-NO3- (0,14 – 0,15 mg/L), P-PO43- (50,7 – 54,5 mg/L), K+

(50,2 – 51,4 mg/L) và pH ở khoảng trung tính 7,28 – 7,51 nên phù hợp cho việc tận dụng làm phân bón tự nhiên cho cây vạn thọ (Tagetes patula L.)

 Nghiệm thức với 75% biogas cho chiều cao cây, số nhánh và số hoa bằng với

nghiệm thức tưới phân hóa học, trong đó chiều cao cây trung bình đạt 31,8 ± 1,6 cm, số nhánh đạt 9,8 ± 0,4 nhánh/cây, số hoa là 43,8 ± 4,3 hoa/cây.

5.2 KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu trồng thử nghiệm và tưới nước thải sau túi ủ biogas cho một số cây ngắn ngày (bắp, đậu...).

Nghiên cứu sử dụng nước thải túi ủ biogas để sản xuất phân hữu cơ, góp phần giảm ơ nhiễm mơi trường.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

Cao Kỳ Sơn, Trần Thị Mỹ Dung, Hà Thị Dung, Lê Minh Lương, Nguyễn Thị Hậu và Nguyễn Văn Hùng. 2008. Đánh giá chất lượng của nước xả từ các cơng trình khí sinh học để sử dụng bón cho cây trồng. Báo cáo nghiên cứu khoa học và công nghệ. Bộ

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng nước thải túi ủ biogas với nguyên liệu nạp phân heo tưới cây vạn thọ (tagetes patula l.) (Trang 28)