3.4. XỬ LÝ NƯỚC TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP (THIÊN TAI, LŨ LỤT) LŨ LỤT)
3.4.1. Tận dụng và tìm kiếm các nguồn nước có thể uống được khác ở trong và xung quanh nhà :
• Sử dụng nước đóng chai không bị tiếp xúc với nước lũ, nước bẩn nếu có sẵn, đồng thời tìm kiếm thêm các nguồn nước có thể uống được khác ở trong và xung quanh nhà.
• Khi nguồn cung cấp nước ở trong nhà bị phá hủy do tự nhiên hoặc các thảm họa khác, người dân có thể thu được một lượng nước tạm thời bằng cách tháo hết nước trong bồn nước nóng hoặc từ các cục nước đá.
• Trong đa số trường hợp, nước giếng (giếng đào, giếng khoan) là nguồn nước ưu tiên để ăn, uống, sinh hoạt. Nếu nguồn nước này không có sẵn, nước sông hoặc hồ phải được sử dụng, tránh các nguồn nước chứa các vật trôi nổi và nước có màu đen hoặc có mùi. Nói chung, nước chảy thì chất lượng tốt hơn nước tù đọng.
3.4.2. Các bước xử lý nước trong trường hợp khẩn cấp:
• Bước 1: Làm trong nước
Dùng 1 gam phèn chua (tương đương một hạt ngô to) cho vào 20 lít nước, đánh tan phèn chờ 30 phút nước lắng cặn đến trong, nếu không có phèn chua thì dùng vải sạch để lọc. • Bước 2: Khử trùng nước
Sau khi nước đã được làm trong thì tùy điều kiện cụ thể có thể sử dụng một trong các phương pháp khử trùng bằng đun sôi, SODIS, Aquatabs, ChloraminB hoặc dung dịch Safewat như được hướng dẫn ở mục 3.3.
Chương IV
SƠ ĐỒ TRỮ NƯỚC AN TOÀN HỘ GIA ĐÌNH
Nước sau xử lý hợp vệ sinh
Trữ nước sinh hoạt an toàn
Bể trữ nước được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông, bể chứa ferro xi măng
Lu trữ nước xi măng công nghệ Thái Lan
Siêu, ấm, phích Lu sành, khạp, chum, vại < 200 lít Bình chứa nước Dụng cụ trữ NSH bằng inox, nhựa Nước đóng chai Trữ nước uống an toàn