• Các nguồn nước sinh hoạt sẵn có ở địa phương: Nước mưa, nước mặt, nước ngầm. • Nguyên nhân ô nhiễm đối với từng nguồn nước:
Nguyên nhân ô nhiễm nước mặt:
+ Do nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp;
+ Người, súc vật tắm;
+ Mưa rửa trôi phân trâu, bò.
Nguyên nhân ô nhiễm nước ngầm:
+ Do cấu tạo địa chất của tầng nước ngầm;
+ Nước thải bề mặt ngấm xuống do các lỗ khoan, giếng bỏ không.
Nguyên nhân ô nhiễm nước mưa:
+ Do rửa trôi các chất bẩn trong không khí và trên mái nhà.
• Nguyên nhân tái ô nhiễm nước: Nước sinh hoạt hộ gia đình có thể bị tái ô nhiễm do:
+ Bụi, côn trùng từ ngoài rơi vào;
+ Từ thùng, gáo múc nước dính bẩn;
+ Trẻ em nghịch khoắng nước;
+ Trẻ em uống nước ngậm vào miệng bình, miệng chai, cốc múc nước.
• Tác hại của việc sử dụng nước không sạch: Nguy cơ về bệnh dịch liên quan đến nguồn nước sẽ gia tăng.
+ Trồng rừng và bảo vệ rừng.
+ Không xả rác, phóng uế bừa bãi, không chăn thả gia súc làm ô nhiễm nguồn nước.
+ Thường xuyên dọn sạch khu vực xung quanh nguồn nước.
+ Di dời nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, điểm chăn thả gia súc ra xa nguồn nước.
+ Xây hàng rào ngăn chặn gia súc xâm nhập vào các nguồn nước.
+ Lát sân giếng, ngăn chặn nước bề mặt làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
+ Xây dựng hệ thống thoát nước phù hợp xung quanh vòi nước và giếng.
+ Ngăn chặn ô nhiễm từ nước thải trên bề mặt.
+ Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, an toàn để không gây ô nhiễm. • Xử lý nước an toàn: Xem chi tiết trong Chương III.
• Trữ nước an toàn: Xem chi tiết trong Chương IV. • Thực hành vệ sinh tốt tại hộ gia đình
+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ (rửa tay, rửa mặt, tắm rửa, giặt quần áo), thường xuyên để hạn chế các dịch bệnh liên quan tới nước và vệ sinh môi trường;
+ Phải nấu chín thức ăn, đun sôi nước uống, thực hiện “Ăn chín, uống sôi”. Không ăn thức ăn khi chưa chín, không uống nước lã.
+ Thức ăn cần được dùng ngay sau khi nấu chín.
+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh sẽ hạn chế tới 90% vi khuẩn có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể.