Phát triển du lịch bền vững, theo qui hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường, phát triển có trọng tâm theo hướng du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch, tạo điều kiện phát huy mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư phát triển du lịch đểđảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước là một trong những yêu cầu được đặt ra khi xây dựng luật du lịch năm 2005.
Vấn đề bảo vệ môi trường du lịch là một trong những vấn đềđược quan tâm trong luật du lịch. Điều 9 của luật du lịch qui định cụ thể: trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch, cộng đồng dân cưđịa phương và các tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo vệ môi trường du lịch.
Bảo vệ môi trường du lịch ( điều 9 của luật du lịch)
Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn cần được bảo vệ, tôn tạo và phát triển nhằm bảo đảm môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp,an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh.
Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành các qui định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch.
Ủy ban nhân dân các cấp có biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tếđịa phương.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trách nhiệm thu gom, xử lí các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của con người gây ra đối với môi trường, có biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội trong chính sách kinh doanh của mình.
Khách du lịch, cộng đồng dân cưđịa phương và các tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn cảnh quan môi trường, bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, có thái độứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh con người và du lịch Việt Nam.
Trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch còn được qui định tại một số điều khác của luật như vấn đề qui hoạch du lịch theo qui định tại điều 18, qui hoạch phát triển du lịch phải đảm bảo nguyên tắc bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch và môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. điều 19 qui định trong qui hoạch du lịch phaỉ có nội dung đánh giá tác động môi trường và các giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường.
Trong các qui định về nhiệm vụ của khách du lịch, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cũng đều có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch:
Điều 45, 50, 52 luật qui định doanh nghiệp lữ hành có trách nhiệm mua lẻ bảo hiểm bắt buộc cho du khách là người Việt Nam đi du lịch nước ngoài….
4.Giải pháp đánh giá tác động và giám sát môi trường du lịch: 4.1.Dự báo các chỉ tiêu cơ bản về hoạt động du lịch:
Dự báo về nguồn khách du lịch : các chỉ tiêu dự báo về khách du lịch gồm tổng số lượt du khach trong và ngoài nước. Cơ cấu du khách quốc tế, số ngày lưu trú trung bình, tổng số ngày lưu trú của du khách trong nước và du khách quốc tế. Cơ cấu chi tiêu của du khách. Các thị trường mục tiêu và thị trường gửi khách.
Dự báo về du khách quốc tế
Dự báo về du khách nội địa
Dự báo về chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch:dư báo thu nhập từ du khách được tính bằng(dự báo thu nhập từ du khách quốc tế +dự báo thu nhập từ du khách nội địa)x 1,3
Dự báo thu nhập từ du khách quốc tế = dự báo số lượng du khách quốc tế
quốc tế.
Dự báo thu nhập từ du khách nội địa = dự báo số lượng du khách nội địa x Dự báo số ngày lưu trú trung bình/ 1 khách x Mức chi tiêu 1 ngày / 1 du khách nội địa.
Dự báo về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Dự báo về nhu cầu lao động
Dự báo nhu cầu đầu tư
4.2. Các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cưc đến môi trường:
Tất cả mọi hoạt động của du lịch đều có tác động hai chiều đến tài nguyên và môi trường, để giảm thiểu các tác động tiêu cực, chúng ta phải áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ và khôi phục các tài nguyên, tôn trọng giá trị nguyên thủy của nó.
Thu hút cộng đồng vào bảo vệ môi trường sử dụng một phần vốn công ích và thu nhập cho du lịch đầu tư cho thu gom, xử lý chất thải, triển khai phát triển mô hình làng du lịch xanh và sạch.
Đầu tư cho giáo dục du khách và cộng đồng về giá trị của tài nguyên du lịch nhằm bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, môi trường và du lịch, lôi cuốn cộng đồng vào các hoạt động kinh doanh du lịch và bảo tồn tài nguyên du lịch
Cần xây dựng và triển khai các luật du lịch và các qui định trong việc phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các cấp quản lý, các tổ chức xã hộ trong việc bảo tồn, khai thác gía trị tài nguyên.
Có kế hoạch phân vùng chức năng trên địa bàn để xác định khu vực bảo vệ, và khu vực tham quan của danh thắng, khu di tích lịch sử, khu dự trữ sinh quyển, các vườn quốc gia.Có thời gian để khôi phục tài nguyên hợp lý.
Tăng cường công tác thống kê, và áp dụng các phương pháp tiên tiến của khoa học kĩ thuật trong việc bảo tồn và phát huy tài nguyên du lịch.
5. Giải pháp tăng cường đầu tư trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch