2. Tác động của hoạt động dul ịch đến môi trường tự nhiên
2.2.4. Các tác động đến môi trường toàn cầu
Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một trong những mối đe doạ nguy hiểm nhất gây tổn thất đa dạng sinh học. Sinh vật ngoại lai xâm hại trước hết là những loài không có nguồn gốc bản địa. Khi được đưa đến một môi trường mới, các loài ngoại lai có thể không thích nghi được với điều kiện sống và do đó không tồn tại được. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, do thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh như ở quê nhà cùng với điều kiện sống thuận lợi, các loài này có điều kiện sinh sôi nảy nở rất nhanh và đến một lúc nào đó phá vỡ
cân bằng sinh thái bản địa và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Lúc này nó trở thành loài ngoại lai xâm hại.
Khách du lịch và các nhà cung cấp dịch vụ có thể là vô ý thức đã mang vào những loài ngoại lai xâm hại (côn trùng, các cây hoang dại, cây trồng và các mầm bệnh). Tác động mà các loài sinh vật xâm hại gây ra đối với môi trường sống rất đa dạng nhưng có thể gộp chung thành 4 nhóm:
+Cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn, nơi sống ..., +Ăn thịt các loài khác,
+Phá huỷ hoặc làm suy thoái môi trường sống, +Truyền bệnh và ký sinh trùng.
Ví dụ như trường hợp của cá vược sông Nile (Lates niloticus). Sau khi
được du nhập vào hồ Victoria (châu Phi) năm 1954 nhằm phục hồi sản lượng cá
đang suy giảm trong hồ do đánh bắt quá mức, loài cá này đã gây ra sự tuyệt chủng cho hơn 200 loài cá bản địa khác trong hồ do cạnh tranh và ăn thịt các loài cá đó. Chưa hết, vì thịt của cá vược sông Nile có nhiều mỡ hơn các loại cá bản địa, cư dân ở hồ đã phải chặt nhiều củi hơn để sấy cá dẫn đến hiện tượng phá rừng nghiêm trọng. Việc này gây ra sự xói mòn và rửa trôi đất trong vùng lưu vực làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong hồ tạo điều kiện cho sự phát triển của tảo và bèo Nhật Bản (Eichhornia crassipes). Sự bùng nổ của các loài thực vật này làm giảm lượng oxy trong hồ và làm chết nhiều cá hơn. Ngoài ra, việc khai thác mang tính thương mại loài cá này đã làm làm cư dân ở đây mất đi nghềđánh bắt và chế biến cá truyền thống của mình. Lợi nhuận thu được từ cá vược sông Nile chỉ rơi vào túi một số người trong khi đó cư dân và môi trường ở đây hầu như không những không có lợi mà còn chịu nhiều tác động xấu.
- Suy thoái tầng ôzôn
Tầng ôzon nằm ở tầng bình lưu của khí quyển ở độ cao khoảng 12 - 50km. Tầng ôzôn đóng vai trò bảo vệ sự sống trên trái đất bằng cách hấp thu những tia cực tím (UV) từ mặt trời rất nguy hiểm đối với con người và động vật. Một số
nhà khoa học cho rằng, sự suy giảm các loài lưỡng cư trên thế giới là do sự gia tăng tia UV.
Ôzon bị suy thoái do các chất như CFC (Chlorofluorocarbon), các khí halon ... Du lịch cũng một phần tạo ra các khí này: Tác động trực tiếp của du lịch bắt đầu từ việc xây dựng, phát triển và tiếp tục trong quá trình quản lý và hoạt động du lịch. Việc sử dụng rộng rãi trong công nghiệp du lịch và khách sạn các tủ lạnh, máy điều hoà, các bình phun ... có chứa các chất gây suy thoái tầng ôzon (ODS) hoặc từ máy bay cũng thải ra một lượng lớn các chất ODS. Theo Tourism Concern, các nhà khoa học dự báo vào khoảng năm 2015, du lịch bằng máy bay làm suy thoái một nửa tầng ôzon hàng năm.
- Biến đổi khí hậu
Các nhà khí hậu học nhìn chung đều cho rằng nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên đều đặn trong những năm gần đây do sự gia tăng các khí gây hiệu ứng nhà kính. Một trong những nguồn khí quan trọng nhất là Carbon Dioxide (CO2)
được tạo ra do các nhiên liệu hoá thạch (than, dầu, khí) bị đốt cháy (trong công nghiệp, phát điện, ô tô) hoặc do cháy rừng. Sau một thời gian dài, sự tích tụ CO2
và các khí nhà kính khác trong bầu khí quyển sẽ làm khí hậu toàn cầu thay đổi. Du lịch toàn cầu có quan hệ chặt chẽ với sự thay đổi khí hậu. Du lịch gắn liền với sự di chuyển của con người từ nơi ở của họ đến những nơi khác và chiếm khoảng 50% tổng lượng hành khách do giao thông chuyên chở và đã tạo ra khoảng 2,5% của tổng lượng CO2phátthải vào khí quyển. Trong các phương tiện giao thông phục vụ du lịch thì máy bay thải ra một lượng khí nhà kính lớn nhất. Số lượng khách du lịch quốc tế dự kiến tăng từ 594 triệu người năm 1996 lên gần 1,6 tỷ người vào năm 2020 cũng là một vấn đềđáng quan tâm đối với sự
Khung 2.7. Tác động của du lịch Việt Nam đến môi trường tự nhiên
Mặc dù ngành du lịch được hình thành và phát triển ở Việt Nam trong hơn 45 năm qua, song hoạt động du lịch chỉ thực sự diễn ra sôi động kể từ thập kỷ 90 đến nay gắn liền với chính sách mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước. Du lịch Việt Nam phát triển đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội phát triển, tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân; khôi phục nhiều ngành nghề và lễ hội truyền thống ... ở nhiều nơi; làm thay đổi cơ bản diện mạo các đô thị, nông thôn và đời sống của cộng đồng dân cư. Những hiệu quả này lại tác động tích cực thúc đẩy toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp phát triển du lịch, tạo nhiều việc làm mới, góp phần tăng trưởng kinh tế, hạn chế sự tác động của xã hội đến môi trường.
Như vậy, sự phát triển nhanh chóng của du lịch thời gian qua đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của nhiều
địa phương nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, hoạt
động du lịch đã có những tác động tiêu cực nhất định đến môi trường do tốc
độ phát triển quá nhanh trong điều kiện còn thiếu phương tiện xử lý môi trường; nhận thức và công cụ quản lý nhà nước về môi trường trong ngành còn hạn chế ... Trên phạm vi toàn quốc, các vần đề về môi trường trong hoạt
động du lịch thể hiện ở một số khía cạnh chủ yếu sau:
- Tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt là ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước. Theo tính toán của Tổ
chức Du lịch Thế giới (WTO) và số liệu điều tra ban đầu, lượng chất thải trung bình từ sinh hoạt của du khách là khoảng 0,67kg chất thải rắn/khách/ngày và 100 lít nước thải/khách/ngày. Đây là những nguồn chính có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động du lịch. Với lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày càng tăng lên nên tổng lượng thải rắn từ hoạt
động du lịch có xu hướng tăng mạnh từ 15.939 tấn (1999) đến hơn 30.000 tấn (2005). Lượng nước thải cũng tăng tương ứng từ 1.538.000m3 lên 3.078.000m3, đặc biệt là ở các trung tâm du lịch như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh, áp lực của chất thải ngày càng lớn, nhất là vào mùa du lịch hoặc thời điểm tổ chức lễ hội hay các sự kiện chính trị, kinh tế - văn hóa - xã hội.
- Tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm nước ngầm, đặc biệt là ở khu vực ven biển. Cùng với việc gia tăng số lượng du khách, nhu cầu nước cho sinh hoạt cũng tăng nhanh: năm 1995 là 1.977.000m3, năm 1999 là 2.868.000m3 và đến năm 2005 tăng lên 5.425.000m3. Vì vậy trong điều kiện chưa có khả năng
điều tra, khai thác thêm các mỏ nước ngầm mới thì việc khai thác quá mức để
phục vụđủ nhu cầu của du lịch sẽ làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm nước ngầm do nhiễm mặn khi áp lực các bể chứa giảm mạnh.
- Tăng lượng khí thải, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm không khí, đặc biệt là ở các thành phố du lịch. Theo thống kê đến năm 2001, nước ta có trên 72.000 phòng khách sạn (chưa kể nhà khách, nhà nghỉ) và trên 6.000 phương tiện vận chuyển khách du lịch (chưa kể xe tư nhân). Vào mùa du lịch, đặc biệt vào các ngày lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần, lượng xe du lịch tập trung chuyên chở hành khách đến các trung tâm đô thị du lịch gây tình trạng ách tắc giao thông và làm tăng đáng kể lượng khí CFCs (loại khí gây suy thoái tầng ôzon) từ các thiết bị điều hoà nhiệt độ của khách sạn và lượng khí thải CO2 từ các loại phương tiện vận chuyển đã có những tác động không nhỏđến môi trường không khí.
Do hoạt động du lịch diễn ra không đồng đều trên phạm vi cả nước mà chỉ
tập trung ở một số khu vực trọng điểm, đặc biệt ở ven biển như Hải Phòng- Quảng Ninh, Huế-Đà Nẵng, Nha Trang, Long Hải-Vũng Tàu, Rạch Giá-Hà Tiên-Phú Quốc nên những vấn đề về ô nhiễm môi trường do các hoạt động du lịch gây ra thể hiện tương đối rõ ở những khu vực này như ô nhiễm nước do tràn dầu, lượng nước thải và rác thải từ trong đất liền chảy ra biển, suy thoái các rạn san hô...
Ngoài ra, nhiều vấn đề khác liên quan giữa môi trường và phát triển du lịch hiện nay cũng vẫn là những vướng mắc đòi hỏi có sự phối hợp giải quyết của nhiều ngành, nhiều cấp chứ không chỉ riêng ngành du lịch như khai thác thủy hải sản, săn bắt động vật hoang dã để cung cấp thực phẩm đặc sản và
đồ lưu niệm, khai thác sử dụng đất hợp lý các nguồn tài nguyên không tái tạo ...
CHƯƠNG 3. Giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên
1.Giải pháp tổ chức quản lý môi trường du lịch: 1.1.Cải tiến và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý:
Giải pháp tổ chức quản lý môi trường du lịch phải có sự lien kết chặt chẽ
giữ việc quy hoạch dự án du lịch và các cơ quan chức năng như Văn phòng chính phủ, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ khoa học công nghệ, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp, bộ Lâm nghiệp, Bộ Thủy sản, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thong vận tải Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn, Viện chiến lược, . . .
Sau khi nghiên cứu, xác định giá trị của tài nguyên chỉ định rõ nhiệm vụ
quản lý bảo vệ và khai thác từ cấp cơ sở, đơn vị khai thác, địa phương sở hữu
đến Bộ Tài nguyên và môi trường và các cơ quan chức năng liên quan.
Áp dụng các hình thức khen thưởng cho các đối tượng có vai trò tích cực, xử phạt các hành vi, hoạt động ảnh hưởng tiêu cực tác động đến tài nguyên và môi trường du lịch.
1.2.Phân rõ chức năng và nhiệm vụ cho từng cấp quản lý, các tổ chức xã hội:
Nhóm chuyên gia tư vấn: gồm các cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên nghiệp hang đầu trong bảo tồn , tiến hành đề xuất ý kiến , trợ giúp kỹ thuật bảo tồn.
Nhóm kỹ thuật quy hoạch : đảm nhiệm công tác quy hoạch, theo dõi, giám sát chỉđạo việc quy hoạch.
Tổ ngoại vi: do các nhà sinh thái học, du lịch học, xã hội học, chuyên gia tổ chức du lịch trong và ngoài nước tham gia các công trình quy hoạch, bảo tồn tài nguyên môi trường du lịch.
Các cơ quan chức năng quản lý: gồm các Ủy ban nhân dân cấp xã phường, cho đến Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ văn hóa thể thao và du lich, và các ban
ngành đoàn thể có liên quan trong công cuộc quản lý, đầu tư tôn tạo và bảo tồn giá trị của môi trường du lịch.
2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường du lịch: 2.1. Giáo dục trong trường học