Các phương pháp nâng cao khả năng tải của đường dây

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học lưới điện đh kỹ thuật công nghiệp (Trang 185 - 186)

1. CHƯƠN G1

8.7.2 Các phương pháp nâng cao khả năng tải của đường dây

Từ phân tích trên, thấy rằng để nâng cao khả năng tải của đường dây có thể thực hiện các biện pháp sau:

- Sử dụng thiết bị tự động điều chỉnh kích từ tác động mạnh để điều chỉnh điện áp, dẫn đến thay đổi khả năng tải.

- Dùng các biện pháp bù để rút ngắn hoặc kéo dài nhân tạo chiều dài đường dây, tức là tác động vào thành phần a0.

+ Bù giảm a0 dẫn đến phải bù giảm điện kháng trên đường dây bằng tụ điện bù dọc và giảm điện dẫn trên đường dây bằng kháng điện bù ngang. Để không làm thay đổi ZS.0 cần giảm x0 và giảm b0 cùng một hệ số. Pgh l [km] 3000 6000 Ptn 1500 4500 a0l [0] 900 1800 2700 3600

+ Bù tăng a0 dẫn đến phải bù tăng điện kháng trên đường dây bằng kháng điện bù dọc và tăng điện dẫn trên đường dây bằng tụ điện bù ngang, thực tế ít dùng phương pháp này. Để không làm thay đổi ZS.0 cần tăng x0 và tăng b0 cùng một hệ số.

- Giảm tổng trở sóng ZS.0. Để không làm thay đổi a0 cần giảm x0 và tăng b0 cùng một hệ số, bằng cách đặt tụ điện bù dọc và tụ điện bù ngang hoặc đặt máy bù đồng bộ, máy bù tĩnh SVC.

Vậy, khi đặt tụ điện bù dọc và kháng điện bù ngang vừa giảm được a0 đồng thời giảm được tổng trở sóng ZS.0, nên hiệu quả bù nâng cao khả năng tải của đường dây rất cao. Hiện nay, phương pháp này được sử dụng rất rộng rãi, đường dây 500 [kV] Bắc Nam của Việt Nam cũng sử dụng phương pháp này với hệ số bù ngang là kb.N = 70% và kb.D = 60%.

8.8 BÙ TRÊN ĐƯỜNG DÂY DÀI 8.8.1 Khái niệm chung

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học lưới điện đh kỹ thuật công nghiệp (Trang 185 - 186)