Truyền tải điện năng đi xa bằng dòng đ iện một chiề u

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học lưới điện đh kỹ thuật công nghiệp (Trang 165 - 166)

1. CHƯƠN G1

8.1.3 Truyền tải điện năng đi xa bằng dòng đ iện một chiề u

Những khó khăn phức tạp trong việc tải điện đi xa bằng dòng điện xoay chiều trên đây đã dẫn đến những nghiên cứu và thực hiện tải điện đi xa bằng dòng điện một chiều điện áp siêu cao. Hiện nay đã xuất hiện những đường dây tải điện một chiều điện áp (1500¸2000) kV. Sơ đồ nguyên lý của đường dây tải điện một chiều. Ở hai đầu đường dây tải điện đặt các trạm biến đổi dòng điện xoay chiều thành một chiều và ngược lại.

Truyền tải điện một chiều còn có nhiều thuận lợi như:

- Khắc phục được các vấn đề phức tạp do tải điện xoay chiều gây ra.

- Khả năng tải điện bằng dòng điện một chiều lớn hơn dòng điện xoay chiều, tuỳ thuộc vào công suất của các thiết bị biến đổi dòng điện.

- Chỉ dùng hai dây dẫn do đó nếu tải điện cùng công suất thì vốn đầu tư về đường dây sẽ rẻ hơn.

- Tổn thất vầng quang nhỏ hơn so với dòng điện xoay chiều do đó có thể chọn dây dẫn nhỏ hơn.

- Cách điện đường dây dễ dàng hơn, việc dùng cáp đặc biệt thuận lợi hơn so với dòng điện xoay chiều vì cáp có thể chịu điện áp một chiều cao hơn nhiều lần điện áp xoay chiều.

- Có thể dùng đất là dây dẫn trở về.

- Các thiết bị biến đổi dòng điện đồng thời làm vai trò máy cắt điện làm cho các trạm ở hai đầu đường dây rất phức tạp và đắt tiền.

- Vì dòng điện một chiều chỉ tải CSTD nên phải đặt các nguồn CSPK ở phía phụ tải của đường dây (ứng với 1 [kW] cần (1¸1,5) kVAr).

- Phải có thiết bị để lọc các sóng điều hoà bậc cao bảo đảm dạng hình sin của điện áp xoay chiều sau khi biến đổi một chiều sang xoay chiều.

- Chưa chế tạo được các thiết bị bảo vệ chống quá điện áp.

8.2 KHÁI NIỆM VỀ ĐƯỜNG DÂY DÀI 8.2.1 Định nghĩa

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học lưới điện đh kỹ thuật công nghiệp (Trang 165 - 166)