Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN “TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN 9001:2008 Ở CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN QUANG BÌNH TỈNH HÀ GIANG” (Trang 27 - 29)

Nhận thức của một số cán bộ công chức về HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO trong CQHCNN và đối với hoạt động cải cách hành chính tại cơ quan còn hạn chế, dẫn đến việc xây dựng và áp dụng HTQLCL thiếu hiệu lực và hiệu quả.

Là một công cụ quản lý mới, nhiều thuật ngữ trong tiêu chuẩn trừu tượng, khó hiểu dẫn đến việc tiếp cận với hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001-2008 của một số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn hạn chế.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên có sự thay đổi vì vậy hệ thống quản lý cũng phải được cập nhật bổ sung, sửa đổi và mở rộng phạm vi chứng nhận.

Tất cả thành viên trong Ban ISO, đặc biệt là đại diện lãnh đạo về chất lượng tại các cơ quan là kiêm nhiệm, nên ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng của việc kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại đơn vị.

Nguồn kinh phí hạn hẹp, lập kế hoạch ngân sách hàng năm ở các đơn vị dự toán chưa được quan tâm thường xuyên, nên việc duy trì và cải tiến ở các cơ quan còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống sau khi được chứng nhận.

Tiểu kết chương 2

Như vậy trong chương 2 đề tài đã đi phân tích, đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Quang Bình. Qua đó thấy được những ưu điểm, nhược điểm, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của nó. Đây là cơ sở để luận văn có thể đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Quang Bình trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN “TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN 9001:2008 Ở CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN QUANG BÌNH TỈNH HÀ GIANG” (Trang 27 - 29)