Quản lý chăm sóc sức khỏe tôm Phương pháp phòng bệnh cho tôm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm sú (P.monodon Fabricius, 1798) thương phẩm tại công ty Toàn Cầu, Kiên Giang (Trang 46 - 49)

Phương pháp phòng bệnh cho tôm

Tôm ( động vật thủy sản) và môi trường sống là một thể thống nhất, tôm cũng như động vật thủy sản bị bệnh phải có 3 điều kiện:

Môi trường xấu, các yếu tố môi trường không thích hợp cho tôm (độ mặn, pH, độ trong, O2, CO2, NH3, H2S, ...).

Sức khỏe tôm yếu: do tôm giống có chất lượng kém, chế dộ dinh dưỡng cho tôm kém và không hợp lý, ...

Mần bệnh phát triển, như siêu vi (virus), vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, ... Vì vậy, công tác phòng bệnh cho tôm là vấn đề được lên hàng đầu và rất cần thiết:

Cải tạo ao đúng quy trình kỹ thuật để diệt hết mần bệnh.

Quản lý ao nuôi tốt, duy trì các yếu tố môi trường trong khoảng thích hợp. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất vào thức ăn giúp cho tôm tăng sức đề kháng.

Định kỳ sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn, nấm, các chế phẩm vi sinh để cung cấp các hệ vi sinh vật có lợi cho ao nuôi.

Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe tôm để kịp thời phát hiện bệnh và xử lý sớm.

Chăm sóc sức khỏe đàn tôm trong ao nuôi đòi hỏi phải tỉ mỉ, xác định chính xác bệnh để tìm ra phương pháp xử lý hợp lý. Định kỳ dùng các chế phẩm vi sinh để tạo hệ vi sinh vật có lợi trong ao, hạn chế vi khuẩn và nấm gây bệnh trong ao.

Trại sử dụng các loại chế phẩm Bio ponds, Lymnozyme và WSR.

Bảng 3.12 Bảng thành phần công dụng của chế phẩm vi sinh Tên thương mại Thành phần Tác dụng

Lymnozyme Bacillus cooaguland, bacillus EHC 100 strain, bacillus letrosporus

Phân hủy sạch chất hữu cơ lơ lững trong nước ổn định màu nước pH và các chỉ tiêu trong môi trường ao nuôi giúp tăng sức khỏe tỷ lệ sống cho tôm giảm chi phí hóa chất tối thiểu.

WSR Bacillus pumilus, Bacillus subtilis, Bacillus

amyloliquefaciens, Bacillus cooagulans, Bacillus

licheniformis

Tăng tốc quá trình phân hủy bùn đáy chất thải hữu cơ trong các khu nuôi thủy sản, tăng tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng và giảm lượng thức ăn trong quá trình nuôi

Sử dụng: sử dụng cho 5000 m2

Chuẩn bị thùng sạch để ủ vi sinh dung tích 100-200 lít

Cho vào thùng 50 lít nước từ ao nuôi. Liều lượng ủ men vi sinh WSR – hay Lymnozyme bắt buộc 50 g/ 50 lít.

Trong quá trình ủ vi sinh, nên sục khí oxy để thúc đẩy sự tăng trưởng của vi sinh. Ủ từ 24-36 h trước khi thả xuống ao.

Sau khi ủ tạt điều trên mặt ao.

Xử lý chế phẩm vi sinh vào lúc 12 h trưa, xử lý Lymnozyme trước WSR 2 ngày.

Bảng 3.13: Kiểm tra sức khỏe tôm

Theo dõi tôm Tôm khỏe Tôm bệnh

Theo dõi tôm vào ban ngày

Tôm nhảy ra khỏi sàng ăn, khi bơi xòe đuôi, tôm không xuất hiện trên mặt nước, vỏ tôm sạch, màu sắc tươi sáng

Tôm ở trong sàng, tôm bơi lội trên mặt nước, màu sắc khác thường.

Theo dõi tôm vào ban đêm

Tôm bơi dọc bờ ao, vỏ tôm sạch không bị bám bẩn.

Tôm bò dọc bờ ao, bám bạt, vỏ đục và đóng dơ.

Độ no Ruột đầy thức ăn Thức ăn trong ruột đứt

quãng, không đầy. Mang, phần phụ Mang sạch có màu sắc

tươi sáng, phần phụ đầy đủ và sạch bóng.

Mang có màu lạ (đen, vàng, đỏ), phần phụ bị tổn thương và bám bẩn.

Công tác quản lý sức khỏe tôm để nuôi đạt kết quả tốt cùng với việc kiểm tra mức độ sử dụng thức ăn của tôm, kịp thời phát hiện và xử lý, ngăn ngừa đúng lúc tránh để sự cố và dịch bệnh xảy ra.

Các bệnh thường gặp trong quá trình nuôi và cách trị bệnh cho tôm.

Bệnh phân trắng

 Dấu hiệu của tôm bị phân trắng là phân tôm thải ra màu trắng nổi trên mặt nước nhiều đoạn phân màu trắng đứt khoảng trước đó vài ngày thì tôm bắt mồi mạnh tôm bị phân trắng là do tôm bị rối loạn tiêu hóa. Trong trại có ao bị phân trắng.

 Trại xử lý thuốc Nor – 300 trị phân trắng trộn vào thức ăn 4-6gam/kg thức ăn ngày ăn 4 lần liên tục 4-6 ngày hiệu quả rất cao.

 Tôm hết bệnh, cho hiệu quả cao.

Nước phát sáng

Trong quá trình thao dõi thì ao 1 bị bệnh nước phát sáng ở ngày thứ 57  Dấu hiệu là tôm bơi lội rất nhiều tạo thành đường sáng kéo dài, bệnh là do trong nước có nhiều vi khuẩn vibrio, bệnh ảnh hưởng đến tôm rất lớn làm tôm kém ăn chậm lớn.

 Trại xử lý tình trạng này bằng việc sử dụng thuốc Biotabgold 1 viên/1000m2 xử lý ở giữa ao vào lúc 8h mặt trời vừa lên, kết hợp với quạt nước.

 Hiệu quả rất cao.

Kết quả:

Tôm khỏi bệnh, sau khi lột vỏ tôm bóng sáng trở lại bình thường và bệnh không tái phát.

Nhận xét chung:

Trong quá trình nuôi và quan sát tại trại tôm ở 2 ao theo dõi phát triển tốt không mắc các bệnh thường gặp. Được vậy là nhờ đi sâu sát quản lý tốt các yếu tố môi trường, công tác cải tạo tốt .

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm sú (P.monodon Fabricius, 1798) thương phẩm tại công ty Toàn Cầu, Kiên Giang (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w