Phương pháp thuần và thả giống

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm sú (P.monodon Fabricius, 1798) thương phẩm tại công ty Toàn Cầu, Kiên Giang (Trang 30 - 31)

Tôm giống sau khi xuất bể được đóng vào túi nilon bơm oxy tại Ninh Thuận, vận chuyển bằng xe đông lạnh về đến trại. Vấn đề quan trọng nhất trong khi vận chuyển là nhiệt độ. Do quảng đường vận chuyển là khá xa nên mật độ tôm trong

mỗi túi nilon là thấp 2.000con/túi 5 lít nước + 10 lít khí oxy, được đóng thùng xốp (6 túi/thùng) có đá giữ nhiệt trong túi từ 20 – 22 0C.

Tại trại sau khi con giống được kiểm tra và mua về không gây sốc tôm để kiểm tra lại mà chỉ thả tôm vào bể composite 2m3 để thuần tôm, loại bỏ tôm yếu, chết, và kiểm tra chất lượng giống sau đó thả xuống ao.

Mỗi ao bố trí một bể composite 2 m3 và 1 máy sục khí, thả tôm từ túi nilon vào bể có sục khí, lấy nước từ ao cấp từ từ cho vào bể mỗi lần cho một ít sao cho sau khoảng 1h là đầy bể và tiến hành thả tôm xuống ao.

Dùng ống nhựa hút tôm từ trong bể đưa ra ngoài ao nuôi, thả xuống ao ở nơi đầu gió. Thao tác nhẹ nhàng và nhanh gọn nhằm tránh làm tổn thương tôm. Tôm được thả vào lúc 9h ngày 06/05/2010. Cở giống khi thả khoảng Postlarvae14

Việc thuần tôm trước khi thả có ý nghĩa giúp cho tôm làm quen từ từ với môi trường sống mới, tránh hiện tượng sốc cho tôm.

Theo quan sát tôm chuyển về trại có sự hao hụt nhất định, nguyên nhân là do vận chuyển với quảng đường quá xa, thời gian vận chuyển dài, thức ăn thiếu nên dẫn đến việc tôm ăn thịt lẫn nhau. Vì vậy cần rút ngắn thời gian vận chuyển, cung cấp thêm artermia làm thức ăn cho tôm lúc vận chuyển.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm sú (P.monodon Fabricius, 1798) thương phẩm tại công ty Toàn Cầu, Kiên Giang (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w