Thành phần giống ký sinh trùng và vị trí ký sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh ký sinh trùng trên cá Trắm Cỏ (Ctenopharyngodon idellus) ở giai đoạn cá giống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 29 - 35)

Qua quá trình phân tích và kiểm tra trên 90 mẫu cá Trắm Cỏ đã xác định được 6 giống KST, thuộc 6 họ; 6 bộ ;5lớp ; 3 ngành.

Bảng 4.1. Thành phần giống ký sinh trùng trên cá Trắm Cỏ

[Ghi chú: (+) Có phát hiện KST; (-) Không phát hiện KST]

4.1.1. Giống Trichodina. Phân loại: Ngành Ciliophora Lớp Peritricha F. Stein, 1859 Bộ Peritrichida Stein, 1859 Họ Trichodonidae Claus, 1874

Giống Trichodina Ehrerberg, 1830

Đặc điểm: Kích thước dao động từ 30µm - 90µm. Cơ thể có nhiều lông tơ

phân bố. Nhìn từ mặt bên Trichodina có dạng hình chiếc chuông, nhìn chính diện có một chiếc đĩa bám lớn. Trên đĩa bám có nhiều răng hình chữ V sắp xếp chồng khít lên nhau.

Cấu tạo răng :

- Bên ngoài: Thân răng hình lưỡi rìu, tròn hoặc là bầu dục - Bên trong: Móc răng hình kim

STT Giống KST Cơ quan nhiễm

Vây Da Mang Ruột

1 Trichodina + + + - 2 Myxobolus + + - - 3 Gyrodactylus - - + - 4 Dactylogyrus - - + - 5 Metacercaria của Centrocestus - - + - 6 Ichthyophthyrius - + + -

Đặc điểm sinh sản: sinh sản chủ yếu bằng hình thức vô tính, phân chia đơn giản theo chiều dọc cơ thể. Tùy theo loài chúng sinh sản gần như quanh năm (Ivanov 1969). Trùng bánh xe có thể sống tự do trong môi trường nước từ 1,5 - 2 ngày, đó chính là điều kiện chúng có thể lây lan từ cá thể này qua cá thể khác, nhưng không có ký chủ thì nó sẽ chết.

4.1.2. Giống Ichthyophthyrius

Phân loại:

Ngành Ciliophora

Lớp Hymenostomata Delage et Heroward,1896 Bộ Tetrahymenita Faure Fremiet, 1956

Họ Opryoglenidae Kent, 1882

Giống Ichthyophthyrius Fouguet, 1876

Đặc điểm: Hình dạng giống quả dưa, đường kính từ 0,5 - 1mm. Toàn

thân có nhiều tơ nhỏ, giữa thân có một nhân lớn hình móng ngựa. Có thể biến đổi hình dạng khi vận động.

Chu kỳ sống gồm 2 giai đoạn: dinh dưỡng và bào nang. Thơì gian sinh sản của ấu trùng tùy thuộc vào môi trường nước, nhiệt độ thích hợp để trùng phát triển là 25-260C

A B

Hình 4.1. Giống Trichodina

Mẫu tiêu bản tươi Ảnh Bùi Quang Tề

A B

Hình 4.2. Giống Ichthyopthyrius

Mẫu tiêu bản tươi Ảnh Bùi Quang Tề

4.1.3. Giống Myxobolus

Phân loại:

Ngành Cnidosporidia

Bộ Cnidosporida

Họ Myxobolidae Thelohan, 1892 Giống Myxobolus Bitschli 1882

Đặc điểm: Bào tử hình bầu dục, được bảo vệ bằng 2 mảnh vỏ có kích

thước, độ dày bằng nhau. Phía trước bào tử có hai cực nang, thường các loài có 2 cực nang bằng nhau. Một số ít loài có 1 cực nang bị thoái hóa. Trong tế bào chất có một túi thích Iode. Kích thước của từng loài khác nhau.

4.1.4. Giống Gyrodactylus

Phân loại:

Ngành Plathelminthes

Lớp Monogenea

Bộ Gyrodactylidea Bychowsky, 1937

Họ Gyrodactylidae Van Beneden và Hesse 1863 Giống Gyrodactylus Nordman, 1832

Đặc điểm: Cơ thể có 2 thùy đầu, phía sau có đĩa bám lớn bao gồm 18

móc, 2 móc lớn ở giữa và 8 đôi móc nhỏ xung quanh. Do cấu tạo của cơ quan móc nên Gryrodactylus còn có tên gọi là sán lá đơn chủ 18 móc. Gryrodactylus

không có điểm mắt.

A B

Hình 4.3. Giống Myxobolus.

Mẫu tiêu bản tươi Ảnh Bùi Quang Tề

Đặc điểm sinh sản: Sinh sản lưỡng tính, cơ quan sinh dục đực và cái trên cùng một cơ thể. Trong cơ thể có bào thai hình bầu dục, đồng thời trong thai này đã hình thành bào thai của đời sau nên có tên gọi là tam đại trùng.

A B

A{ {

Hình 4.4. Giống Gyrodactylus

Mẫu tiêu bản tươi Ảnh Bùi Quang Tề

4.1.5. Giống Dactylogyrus Phân loại: Ngành Plathelminthes Lớp Monogenea Bộ Dactylogyridea Bchowsky, 1937 Họ Dactylogyridae Bchowsky, 1937 Giống Dactylogyrus Diesing, 1850

Đặc điểm: Cơ thể có 4 thùy đầu, có 4 điểm mắt. Phía dưới cơ thể là một

đĩa bám lớn bao gồm 1 đôi móc lớn ở giữa và 6 đôi móc nhỏ rìa.

Cơ quan tiêu hóa miệng hình phễu phía trước, tiếp theo hầu là thực quản ngắn, ruột chia làm 2 nhánh chạy dọc cơ thể xuống phía sau rồi tiếp hợp lại thành ruột kín. Chỗ ruột gặp nhau hơi phình to, sán Dactylogyrus không có hậu môn.

Đẳc điểm sinh sản: Dactylogyrus đẻ trứng, trứng lớn có cuống hay u lồi, trứng vừa đẻ ra chìm xuống đáy ao hay bám vào cỏ nước sau vài ngày nở ra ấu trùng dài, có 4 điểm mắt và 5 nhánh tiêm mao. Ở nhiệt độ 14-15oC cứ 33 phút đẻ một trứng, nhưng nếu nhiệt độ nâng lên 20-40oC chỉ cần 15 phút. Khi nhiệt độ 30oC trở lên, quá trình đẻ trứng bị ức chế.

A B

Hình 4.5. Giống Dactylogyrus

Mẫu tiêu bản tươi Ảnh Bùi Quang Tề

4.1.6. Metacercaria của giống Centrocestus Phân loại: Ngành Plathelminthes Lớp Degenea Bộ Opisthorchida La Rueb, 1957 Họ Heterophylidae Odhner, 1914 Giống Centrocestus Looss, 1899

Đặc điểm: Ấu trùng Mertacercaria của Centrocestus có dạng bào nang hình ovan, kích thước 0,16-0,23 x 0,125-0,178 mm. Khi chuyển động thấy xuất hiện chữ X. Giác miệng có kích thước 0,039 x 0,05mm, có 32 gai lớn xếp sole xung quanh giác miệng, chiều dài gai 0,014-0,016 mm. Giác bụng có kích thứơc 0,021-0,23x0,043mm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh ký sinh trùng trên cá Trắm Cỏ (Ctenopharyngodon idellus) ở giai đoạn cá giống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w