Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 31 - 36)

1.2.1. Khái niệm nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng

Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng là nâng cao một cách toàn diện từ năng lực xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, đến năng lực tổ chức và chỉ đạo thực hiện, động viên, tập hợp quần chúng, kiểm

tra, giám sát toàn bộ công việc của tổ chức cơ sở đảng, làm cho đường lối, chủ trương của Đảng luôn phản ánh được yêu cầu khách quan, thể hiện mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân.

1.2.2. Những nội dung và hình thức nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng

a) Nội dung của năng lực lãnh đạo:

Nội dung nâng cao năng lực tư duy lý luận (năng lực nhận thức) là nâng cao tri thức toàn diện, nâng cao khả năng nhận thức quan điểm, đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước một cách đúng đắn, khả năng phát hiện những mâu thuẫn, những vấn đề mới để vân dụng sáng tạo, khoa học, phù hợp thực tiễn, có hiệu quả. Là nâng cao khả năng liên kết tri thức các lĩnh vực. Là khả năng biến những tri thức đã lĩnh hội được thành các chủ trương, nghị quyết, chương trình kế hoach hành động đúng đắn làm biến đổi hiện thực. Nâng cao năng lực tư duy lý luận (năng lực nhận thức) của tổ chức cơ sở đảng có giá trị định hướng đúng đắn hoạt đông nhận thức và hoạt động thực tiễn của tổ chức cơ sở đảng. Cơ sở của năng lực tư duy lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tưởng Hồ Chí Minh, là tri thức của nhân loại là thực tiễn của địa phương cơ sở

Nội dung nâng cao năng lực tổ chức là nâng cao khả năng đề ra chủ

trương, phương hướng công tác đúng của Đảng bộ, tổ chức thực hiện chủ trương, phương hướng công tác đúng của đảng bộ tại cơ sở đạt hiệu quả cao; kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn thiện các chủ trương công tác của đảng bộ. Nâng cao năng lực tổ chức vận hành bộ máy hệ thống chính trị, các bộ phận, các lực lượng, tập hợp, tổ chức cho cán bộ, đảng viên, vận đông quần chúng nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ hiệu quả.

b) Hình thức của nâng cao năng lực lãnh đạo:

Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Đây là hình thức quan trọng

nhất nhằm nâng cao hiểu biết toàn diện tri thức trên moi lĩnh vực, đặc biệt là lý luận chính trị, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nhằm nâng cao kiến thức hiểu biết về kinh tế xã hội, về thực tiễn của đời sống xã hội. Bằng nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng; học tập tập trung, học tại chức; bồi dưỡng định kỳ; đào tạo theo chức danh; tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng công tác; tham quan học tập kinh nghiệp, v.v. làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân trên mọi mặt.

Hình thức thực hiện tốt công tác chính trị, tư tưởng: Thường xuyên

làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước gắn với thực hiện “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tăng cường giáo dục chủ nghĩa mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập về truyền thống cách mạng, về đạo đức cách mạng của người cán bộ, quán triệt thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đối vơi cấp ủy Đảng các xã, thị trấn. Thường xuyên nắm bắt tình hình tưởng của cán bộ đảng viên để kịp thời có định hướng, chấn chỉnh, khắc phục tình trạng suy thoại về tư tưởng chính trị.

Kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện các qui định của Đảng:

Qui định sinh hoạt đảng; đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng; kiểm tra việc thực nghiêm túc Điều lệ Đảng, những điều đảng viên không được làm; đảm bảo tốt công tác kiểm điểm, phê bình và phê bình, đánh giá chất lượng đảng viên, thực hiện nghiêm các qui định về kiểm tra giám sát

của Đảng, xử lý kỷ luật đảng viên. Lấy kiểm điểm phê bình, tự phê bình, để xây dựng đoàn kết trong Đảng, nâng cao chất lượng đảng viên. Lấy kỷ luật để duy trì kỷ cương nề nếp, sức mạnh của Đảng, củng cố niềm tin với nhân dân.

Hình thức lấy công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên làm trung tâm:

Công tác tổ chức cán bộ là khâu quan trọng đầu tiên trong nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng. Phải đặt công tác tổ chức, cán bộ làm trung tâm để nâng cao năng lực lãnh đạo. Về mặt tổ chức phải sắp xếp phù hợp, cơ cấu cán bộ phải đảm bảo chất lượng, năng lực công tác. Đánh giá đúng năng lực, phẩm chất chính trị, đạo dức lối sống của cán bộ, đảng viên công chức. Đảm bảo tốt công tác kiểm điểm, phê bình và phê bình, đánh giá chất lượng đảng viên, thực hiện nghiêm các qui định về kiểm tra giám sát của đảng, xử lý kỷ luật đảng viên, lấy kiểm điểm phê bình, tự phê bình, để xây dựng đoàn kết trong Đảng, nâng cao chất lượng đảng viên. Lấy kỷ luật để duy trì kỷ cương nề nếp, sức mạnh của Đảng, củng cố niềm tin với nhân dân. Thường xuyên thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên, nâng cao chất lượng đảng viên, đảm bảo để đảng viên thực hiện tốt quyền và nhiệm vụ của người đảng viên.

Hình thức đổi mới phương lãnh đạo của cấp ủy cơ sở với hệ thống

chính trị gắn với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh: Tập trung

thực hiện đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ủy với hệ thống chính trị ở cơ sở theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa X). Nâng cao chất lượng ban hành Nghị quyết để lãnh đạo, chỉ đạo gắn với kiểm tra, giám sát việc thực hiện của HĐND, UBND, MTTQ và các đoàn thể. Tạo điều kiện, tăng thêm tính chủ động cho MTTQ và các đoàn thể, tránh hành chính hóa để gần dân hơn, sát dân hơn; thực hiện tốt hơn qui chế phối hợp giữa MTTQ và các đoàn thể với UBND. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của HĐND, UBND, UBMTTQ và các đoàn thể có đủ phẩm chất chính trị, năng lực công tác, tâm huyết với công việc; xiết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao

tinh thần thái độ, ý thức trách nhiệm phụng sự nhân dân, tạo niềm tin của nhân dân đối với đôi ngũ cán bộ.

Hình thức tăng cường công tác vận động quần chúng của tổ chức cơ

sở đảng: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân;

nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ. Phải phát huy quyền làm chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân; kết hợp hài hòa các lợi ích; quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ của công dân; chú trọng lợi ích trực tiếp của người dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân; những gì có lợi cho dân phải hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Công tác vận động quần chúng của tổ chức cơ sở đảng phải gắn liền công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh. Mọi quyết định, nghị quyết của cấp ủy, chính quyền phải phù hợp với nhân dân do nhân dân, vì nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên công chức phải gương mẫu để nhân dân tin tưởng, noi theo. Công tác vận động quần chúng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên công chức, của đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, trong đó Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể tham mưu làm nòng cốt.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 31 - 36)