Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, trang 57, 58.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 27 - 31)

Các cơ quan quản lý nhà nước phải coi kinh tế tư nhân là đối tác mà mình phục vụ là chủ yếu; chỉ ngăn chặn và trừng phạt đối với một số ít doanh nghiệp làm ăn gian dối, không tuân thủ pháp luật. Chấm dứt càng sớm càng tốt tình trạng ban hành quy định có tính bắt buộc phổ biến xuất phát từ việc ngăn chặn các hành vi làm ăn gian dối của một số doanh nghiệp mà không chú ý đầy đủ đến yêu cầu và lợi ích của số đông các doanh nghiệp làm ăn ngay ngắn.

Phát triển liên doanh, liên kết

Một trong những yếu kém rất cơ bản của kinh tế tư nhân nước ta là tính riêng rẽ, cá nhân của mỗi doanh nghiệp, mỗi hộ sản xuất, còn cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép nhau. Cứ làm ăn theo cách này thì chỉ có thua trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, một đòi hỏi cấp thiết là kinh tế tư nhân phải hợp tác, liên doanh, liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đối phó được áp lực cạnh tranh gay gắt của kinh tế khu vực và thế giới.

Trong nhiều hình thức liên doanh, liên kết như tạo vốn cho doanh nghiệp trao đổi thông tin, sử dụng dịch vụ tư vấn... thì hình thức phát triển theo hợp đồng là quan trọng nhất. Các doanh nghiệp quan hệ với nhau theo các nguyên tắc độc lập, tự chủ, bình đẳng, tự do, ngang giá; những điều này phản ánh vai trò độc lập và bình đẳng của các chủ thể cạnh tranh trên thị trường, cũng có nghĩa là các bên giao dịch tự do ký kết hợp đồng bằng cách bàn bạc dân chủ, mỗi bên tự ràng buộc hành vi của mình theo các điều kiện đã ký kết.

Hình thức phổ biến có thể áp dụng rộng rãi là hợp đồng giữa nông dân với doanh nghiệp tư nhân chế biến và tiêu thụ. Hình thức này đã thực hiện có kết quả tốt như ở An Giang, Đồng Tháp, Hải Phòng, Thái Bình, ... Nông dân bảo đảm cung ứng nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến theo đúng hợp đồng về số lượng, chất lượng nông sản, giá cả, thời hạn giao hàng... Doanh nghiệp chế biến có trách nhiệm bảo đảm tiêu thụ nông sản theo đúng hợp đồng, về số lượng, chất lượng, giá cả... Điều quan trọng là nếu giá cả nông sản trên thị trường có tăng hoặc giảm thì hai bên đều phải bảo đảm hợp đồng, không được phá hợp đồng, nông dân không bán nông sản cho doanh nghiệp khác và doanh nghiệp cũng không mua nông sản của nông dân khác; thị trường đầu ra của nông sản được bảo đảm vững chắc bằng hợp đồng thoả thuận bình đẳng giữa hai bên (trong thực tế, có doanh nghiệp đã cam kết với nông dân: nếu giá thị trường tăng lên thì doanh nghiệp cũng mua nông sản theo giá thị trường, để nông dân đỡ thiệt; được như vậy là rất tốt). Cũng bằng hình thức hợp đồng, doanh nghiệp tư nhân còn có thể cung ứng cho nông dân nhiều dịch vụ đầu vào, như ứng vốn trước, chuyển

giao công nghệ, trợ giúp kỹ thuật..., qua đó trực tiếp giúp nông dân tiến lên sản xuất hàng hoá, nhất là nông dân nghèo, thiếu vốn.

Hình thức hợp đồng ở mức cao là gắn bó sản xuất, chế biến và tiêu thụ ngay trong một doanh nghiệp. Đó là hình thức đã thực hiện thành công ở Công ty Đường Lam Sơn và Nông trường Sông Hậu. Không chỉ doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp tư nhân cũng có thể áp dụng hình thức hợp đồng này; nông dân có thể tham gia cổ phần trong Công ty cổ phần chế biến nông sản mà họ là người cung ứng nguyên liệu; ngoài thu nhập do bán nguyên liệu, nông dân còn được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần.

6.3.3. Nâng cao hàm lượng quc gia

Nâng cao hàm lượng quốc gia của hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam góp phần tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Làm gì và làm thế nào để nâng cao hàm lượng quốc gia? Lấy ngành dệt may làm thí dụ. Ngành dệt may của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng kể từ khi vươn ra thị trường các nước công nghiệp phát triển năm 1993. Đến nay ngành này đã có giá trị xuất khẩu hằng năm trên 4 tỷ USD, chỉ xếp sau dầu khí và thu hút trên nửa triệu lao động. Nhưng hàm lượng quốc gia của sản phảm dệt may chỉ chiếm 1/4, tỷ lệ còn lại là nguyên vật liệu nhập khẩu, tức là Việt Nam gần như gia công cho nước ngoài. Vì vậy, việc hình thành chuỗi giá trị lớn hơn, đồng bộ hơn trong ngành dệt may sẽ góp phần nâng cao hàm lượng quốc gia của những sản phẩm này. Đó là việc phát triển công nghiệp thượng nguồn: sản xuất các nguyên vật liệu trong nước như vải, sợi bông, sợi tổng hợp, thuốc nhuộm, những phụ kiện cho may quần áo (chỉ, khuy, dây khoá kéo, độn vai) và những sản phẩm công nghiệp như máy móc thiết bị cho các công ty dệt và may. Đồng thời phải gắn các khâu sản xuất thượng nguồn với các khâu hạ nguồn như thiết kế, thiết lập mạng lưới tiếp thị và quan hệ trực tiếp với khách hàng nước ngoài, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc hình thành các mối liên kết thượng nguồn với hạ nguồn trong ngành dệt may. Nhà nước tập trung nguồn lực (vốn, nhân lực và các nguồn lực khác) cho phát triển ngành dệt may, hạn chế phân tán nguồn lực sang các ngành khác không được lựa chọn là sản phẩm, dịch vụ cần nâng cao năng lực cạnh tranh phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế. Hình thành một lĩnh vực có sức cạnh tranh cao với hàm lượng quốc gia của sản phẩm lớn cần có thời gian và phải tính toán lợi thế cạnh tranh động, nếu chỉ dừng lại lợi thế cạnh tranh tĩnh, hiện có, thì sẽ không đạt được mục tiêu phát triển những lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, công nghiệp có sức cạnh tranh, dịch vụ liên quan có hàm lượng trí tuệ cao, cái mà các nước đang phát triển rất cần có để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trở thành nước công nghiệp phát triển.

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy tỷ lệ sản xuất các bộ phận, linh kiện trong nước (bao gồm của cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và của doanh nghiệp trong nước) càng cao càng tốt, giảm được giá thành, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Điều này có lẽ khác với nhận thức của một số người lâu nay cho rằng các công ty đa quốc gia trong thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài không muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá để đưa các bộ phận, linh kiện từ nước mình sang.

Trong thời gian tới, Việt Nam không nên và cũng không thể tiếp tục dùng biện pháp hành chính hoặc thuế quan ép buộc công ty đa quốc gia tăng tỷ lệ nội địa hoá, mà phải phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước, cung cấp nhanh các bộ phận, linh kiện rẻ và chất lượng cao. Việt Nam cần có ngay một kế hoạch tạo bước đột phá tăng nhanh sản xuất các bộ phận, linh kiện cho sản xuất công nghiệp mà ta có lợi thế cạnh tranh, trước hết ở 2 vùng kinh tế có điều kiện phát triển như Đông Nam bộ và Đồng bằng Bắc bộ, từ khâu thiết kế, sản xuất, tiếp thị, cung cấp nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng, đến các dịch vụ sửa chữa, lao động có tay nghề... Việc sản xuất cung cấp nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng, dịch vụ sửa chữa... chủ yếu dựa vào doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa trên cơ sở hợp tác đầu tư với nước ngoài.

Đồng thời, Việt Nam cần có các biện pháp để các công ty đa quốc gia không di chuyển các cơ sở sản xuất từ Việt nam sang các nước ASEAN khác sau khi AFTA được thực hiện đầy đủ vào năm 2006. Các biện pháp tăng thuế quan, hạn chế hạn ngạch nhập khẩu (xe máy, ôtô, ...) để ép buộc các công ty tăng tỷ lệ nội địa hoá không được các nhà đầu tư nước ngoài, thậm chí cả Chính phủ của nhà đầu tư nước ngoài ủng hộ, cho dù mục tiêu của chính sách này về lâu dài là đúng vì muốn nhanh chóng tạo điều kiện xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ. Trong tình hình hiện nay nên cân nhắc có lựa chọn cho tự do nhập khẩu, miễn thuế những loại bộ phận, linh kiện mà Việt Nam chưa có lợi thế cạnh tranh, để giảm giá thành lắp ráp, duy trì khả năng cạnh tranh với các nước ASEAN khác nhằm giữ chân các công ty đa quốc gia.

PHỤ LỤC

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật mới phục vụ gia nhập WTO

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)