III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ
2. Kiến nghị với NHNN, bộ tài chính, bộ thương mại
• Đối với NHNN:
Về điều hành cơ chế tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối.
- NHNN cần tiếp tục duy trì chế độ tỷ giá VND/USD “thả nổi có quản lý” một cách linh hoạt. Để đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng XK Việt Nam, cải thiện tương quan cung – cầu ngoại tệ trên thị trường và góp phần làm gia tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia - đứng từ góc độ quản lý ngoại hối – NHNN một mặt phải củng cố tiến tới hoàn thiện thị trường ngoại tệ LNH với đúng nghĩa là một “thị trường thực sự” làm cơ sở xác định tỷ giá bình quân LNH sát với cung - cầu ngoại tệ trên thị trường; mặt khác NHNN vẫn cần duy trì chế độ tỷ giá VND/USD “thả nổi có quản lý” như hiện nay và có thể điều hành linh hoạt hơn thông qua biện pháp nới lỏng dần biên độ dao động xung quanh tỷ giá hối đoái mà không gây ra tác động phá giá đột biến.
+ Về lâu dài, NHNN nên dỡ bỏ biên độ giao động và trực tiếp ấn định tỷ giá, mà chỉ can thiệp trên thị trường ngoại hối thông qua việc thiết lập và sử dụng Quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia, để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế, đồng thời chuyển hướng
sang sử dụng công cụ lãi suất để điều tiết thị trường ngoại tệ.
Trong môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, chừng nào tỷ giá giao dịch được ấn định ở mức lớn hơn tỷ giá cân bằng, thì lúc đó mới có được chính sách tỷ giá thực sự khuyến khích XK và hạn chế NK.
- NHNN cần phải có những điều chỉnh hợp lý tỷ giá tính thuế XK và NK sao cho có tác động tích cực đến việc XNK.
- NHNN sớm nghiên cứu và mở rộng phạm vi giao dịch hợp đồng Option, thay vì chỉ cho phép giao dịch giữa ngoại tệ với ngoại tệ, cho phép giao dịch cả VND với ngoại tệ, hoàn chỉnh khung pháp lý xác định rõ ràng nghiệp vụ giao dịch hợp đồng Option là một nghiệp vụ kinh doanh tài chính mang tính chất phòng ngừa rủi ro hối đoái của các DN không thuộc các tổ chức tài chính – tín dụng, bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán.
Về chính sách lãi suất.
NHNN nên đẩy nhanh và hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất thoả thuận để tác động đến NHTM có chính sách ưu đãi về lãi suất đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ để có thể thu hút được lượng ngoại tệ nhàn rỗi trong dân cư nhằm tác động đến tỷ giá hối đoái.
Đồng thời, tác động đến các NHTM có chính sách lãi suất ưu đãi đối với việc vay vốn của các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng XK.
Về chính sách tín dụng.
Mở rộng tín dụng cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng XK • Đối với Bộ Tài chính:
Bằng công cụ thuế, Bộ Tài chính có thể can thiệp để tăng khối lượng XK và giảm khối lượng NK.
Bộ Tài chính nên có mức thuế ưu tiên cho các mặt hàng XK, nhất là những mặt hàng chủ lực của Việt Nam như may mặc, giầy dép, gạo, cà phê, linh kiện điện tử… Đồng thời, Bộ tài chính cần đánh thuế cao đối với những mặt hàng NK xa xỉ, không phục vụ thiết yếu cho đời sống, những mặt hàng mà trong nước có khả năng sản xuất… nhằm giúp các doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các mặt hàng ngoại nhập. Có như vậy, sản phẩm của Việt Nam mới có thể tiếp cận được thị trường, cả trong nước và thế giới.
Bên cạnh đó Bộ Tài chính nên mở rộng việc bán ngoại tệ từ nguồn XK dầu thô cho NHNN để giúp NHNN tăng quỹ dự trữ ngoại tệ và có thể sử dụng để can thiệp vào tỷ giá hối đoái.
• Đối với Bộ Thương mại:
Bộ thương mại có thể sử dụng công cụ hạn ngạch XNK để tăng, giảm khối lượng XNK. Nhằm kích thích hoạt động XK và hạn chế hoạt động NK, Bộ thương mại nên tăng hạn ngạch XK đối với các mặt hàng chủ lực của Việt Nam và giảm hạn ngạch NK đối với các mặt hàng tư liệu sản xuất và mặt hàng tiêu dùng đã sản xuất được trong nước.
Bộ Thương mại cũng nên nghiên cứu những phương án hỗ trợ để đẩy mạnh XK một số mặt hàng mới có triển vọng trở thành ngành hàng mới có tiềm năng của Việt Nam để trình Chính phủ.