3. Thiết kế biểu mẫu và báo cáo
27Một biểu mẫu
Một biểu mẫu màn hình nhập liệu được thiết kế bởi MS Visual Basic.NET.
28
• Đặc tả thiết kế biểu mẫu, báo cáo. - Là kết quả chính của việc thiết kế. - Đặc tả gồm ba phần:
Mô tả tổng quát: Trình bày đặc điểm của NSD, nghiệp vụ, hệ thống, môi trường.
Bản thiết kế mẫu: Hình ảnh mẫu của biểu mẫu, báo cáo.
Đánh giá: Kết quả đánh giá của NSD về mẫu thiết kế (hình thức, nhất quán, chính xác, dễ dùng, …).
29
30
• Một số hướng dẫn thực hành thiết kế biểu mẫu, báo cáo.
- Tựa đề, tiêu đề cần có nghĩa: Cần rõ ràng, cụ thể, ngày, thông tin phiên bản.
- Thông tin cần có nghĩa: Chỉ nên chứa những thông tin thực sự cần thiết (đối với NSD).
- Hình thức trình bày cân đối: Canh khoảng cách cân đối, lề cân đối, có nhãn rõ ràng.
- Dễ điều khiển, di chuyển trong HT: Cần cho thấy cách di chuyển tới và lui, cho thấy NSD đang ở đâu.
31
Ví dụ biểu mẫu thiết kế không tốt.
32
Ví dụ biểu mẫu được thiết kế tốt.
(Biểu mẫu này có nội dung
giống như biểu mẫu trước
nhưng được thiết kế lại tốt hơn.)
33
• Sử dụng nhấn mạnh trong biểu mẫu, báo cáo. - Chú ý NSD lỗi sai nhập liệu, xử lý.
- Cảnh báo những vấn đề có thể xảy ra. - Gây sự quan tâm đến các từ khóa, lệnh, thông báo quan trọng, giá trị dữ liệu không thường có.
• Có nhiều cách nhấn mạnh trong biểu mẫu, báo cáo.
- Nhấp nháy, in đậm, khác cỡ, khác phông. - Phát ra âm thanh, đóng khung, gạch dưới. - Đảo mầu sắc, dùng chữ in hoa.
34
Ví dụ dùng nhấn mạnh
thông tin trong biểu mẫu.
(Dùng in đậm, khác cở chữ,
dùng chữ in hoa, đóng khung, …)
35
• Dùng màu sắc hay không dùng màu sắc khi thiết kế biểu mẫu và báo cáo.
- Ích lợi: Đánh thức thị giác, giúp phân biệt dễ dàng, nhấn mạnh logic tổ chức thông tin, giúp quan tâm các lời cảnh báo, có thể gợi lên các cảm xúc tích cực.
- Bất lợi: Có thể gây dị ứng hoặc phản cảm ở một số NSD, độ phân giải hoặc hiển thị màu sắc ở các màn hình khác nhau có thể tạo ảnh hưởng không như ý, có thể gây khó khăn khi in ra hoặc khi chuyển qua phương tiện khác.
36
• Những lưu ý khác khi thiết kế biểu mẫu và báo cáo.
- Dùng văn bản: Lưu ý chữ in, chữ thường, cách chấm câu, khoảng cách dòng, khoảng cách đoạn, canh lề, chữ viết tắt.
- Dùng bảng biểu: Lưu ý tiêu đề cột, tiêu đề dòng, canh lề ngang và lề đứng trong ô,
phân biệt dòng chi tiết, dòng tổng cộng.
- Dùng biểu đồ, đồ thị: Lưu ý sự thích hợp, giúp có cái nhìn tổng quát, so sánh được sự tương quan, trình bày được khuynh hướng, dự đoán.