Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố huế đối với thị trường chứng khoán (Trang 26 - 28)

Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu được Đảng và Chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ 20 nhằm xác lập một kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển. Việc nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập TTCK đã được nhiều cơ quan nhà nước và Viện nghiên cứu phối hợp đề xuất với Chính phủ.

Một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam là việc thành lập Uỷ ban nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng nhà nước với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp. Theo sự uỷ quyền của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã phối hợp với Bộ tài chính tổ chức nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của TTCK, đề xuất với Chính phủ về mô hình TTCK Việt Nam, đào tạo kiến thức cơ bản về CK và TTCK cho một bộ phận nhân lực quản lý và vận hành thị trường trong tương lai, nghiên cứu, khoảo sát thực tế một số TTCK trong khu vực và thế giới… Tuy nhiên, với tư cách là một tổ chức thuộc Ngân hàng nhà nước nên phạm vi nghiên cứu, xây dựng đề án và mô hình TTCK khó phát triển trong khi TTCK là một lĩnh vực cần có sự phối hợp, liên kết của nhiều ngành, nhiều tổ chức.

-

Tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo pháp lệnh về CK vàTTCK và trên cơ sở đề án của Ban soạn thảo kết hợp với đề án của Ngân hàng nhà nước và ý kiến của các bộ, ngành liên quan ngày: 25/06/1995, Thủ tướng chính phủ đã có Quyết đinh số 361/QĐ- TTG thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng chính phủ chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam.

UBCKNN được thành lập ngày 28/11/1996 theo nghị đinh số 75/CP của chính phủ, là cơ quan thuộc chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý nhà nước về CK và TTCK.

Với vị thế là cơ quan quản lý chuyên ngành về CK và TTCK, Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) có vai trò rất quan trọng trong viêc chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của TTCK, đồng thời tổ chức và quản lý nhà nước về CK và TTCK với mục tiêu chính là tạo môi trường thuận lợi cho việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an toàn, công khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho NĐT.

Qua hơn 5 năm hoạt động, UBCKNN đã thực thi chức năng, nhiệm vụ đạt được hiệu quả, thể hiện vai trò là người tổ chức và vận hành TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, để triển khai có hiệu quả hơn nhiệm vụ điều phối hoạt động của các bộ ngành chức năng trong việc thúc đẩy TTCK phát triển, ngày 19/02/2004 Chính phủ đã chuyển UBCKNN vào Bộ tài chính.

TTGDCK TP.HCM được thành lập ngày 11/07/1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào 02h chiều ngày 28/07/2000 chỉ với hai loại cổ phiếu được giao dịch đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Sau hơn 9 năm đi vào hoạt động với nhiều bước thăng trầm thì đến đầu tháng 11 năm 2009 TTGDCK TP.HCM có 252 loại CK (trong đó: 183 loại cổ phiếu, 4 loại chứng chỉ quỹ và 65 loại trái phiếu) được niêm yết với tổng khối luợng CK niêm yết đạt trên 9 tỷ với tổng giá niêm yết đạt khoảng 103.000 tỷ đồng. Chỉ tính riêng từ 11/2008 đến 11/2009 khối lượng CK tăng trên

-

3,2 tỷ CK. Cùng với sự gia tăng của các công ty niêm yết cổ phiếu thì số công ty chứng khoán cũng không ngừng tăng lên. Hiện nay có đến 100 công ty CK thành viên tại TTGDCK TP.HCM.

TTGDCK Hà Nội được thành lập ngày 11 tháng 07 năm 1998 và chính thức khai trương hoạt động vào ngày 08 tháng 03 năm 2005 là mốc đánh dấu quan trọng của TTCK Việt Nam. Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay thì số công ty và CK niêm yết không ngừng tăng lên. Tính đến đầu tháng 11 năm 2009 thì TTGDCK Hà Nội có 238 công ty niêm yết và có 39 công ty nộp đơn đang chờ để được niêm yết với 770 loại CK được niêm yết ( trong đó có 238 cổ phiếu, 508 trái phiếu và 24 UPCOM). Khối lượng niêm yết đạt gần 5,5 tỷ CK với tổng giá niêm yết tại thời điểm hiện tại đạt trên là hơn 200.000 tỷ đồng. TTGDCK Hà Nội có 97 công ty chứng khoán thành viên. Tính chung toàn TTCK Việt Nam đến đầu tháng 11 năm 2009 thì có 417 công ty đại chúng, 105 công ty chứng khoán, 46 công ty quản lý quỹ, 1 ngân hàng chỉ định thanh toán. Tính đến hết tháng 11 năm 2009 số tài khoản giao dịch đạt trên 700.000 tài khoản trong đó số lượng tài khoản của NĐT nước ngoài khoảng 13.000 tài khoản.

Các công ty niêm yết trên sàn phần lớn có kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2009 khá tốt so với kế hoạch dự kiến, trong đó số lượng các công ty đạt 80% kế hoạch năm lên tới 65%. Hiện tượng phát hành tăng vốn ồ ạt đã giảm bớt, rất nhiều công ty đã tập trung vào hoạt động kinh doanh chính. Đầu tư tài chính và đầu tư vào bất động sản – hai mãng đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro đã được các công ty niêm yết xem xét một cách thận trọng hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố huế đối với thị trường chứng khoán (Trang 26 - 28)