Cầu dạng cây mở rộng (spanning tree)

Một phần của tài liệu Bài giảng mạng máy tính chương 5 cđ CNTT hữu nghị việt hàn (Trang 111 - 114)

- Trường Checksum: kiểm tra lỗi.

 Khi có nhu cầu chia thành nhiều mạng LAN để phân tán tải như minh họa ở hình vẽ.

5.5.3 Cầu dạng cây mở rộng (spanning tree)

 Để tăng độ tin cậy của mạng, người ta sử dụng 2 hoặc 3 cầu nối song song giữa các cặp mạng LAN, như minh họa ở

hình 5-34. Tuy nhiên, điều này cũng nảy sinh một số vấn đề vì nó tạo ra một mạng chập vòng (loop).

5.5.3 Cầu dạng cây mở rộng (spanning tree)

 Để giải quyết vấn đề này, người ta cho các cầu nối thông tin với nhau và biến đổi sơ đồ mạng thành cấu trúc dạng cây mở rộng. Trên hình 5-35 (a) cho thấy có 9 mạng LAN được nối với nhau bằng 10 cầu nối. Cấu hình mạng có thể chuyển thành dạng cây mở rộng bằng cách loại bỏ bớt một số kết nối (đường không liền nét). Như vậy, chỉ có duy nhất một đường truyền dữ liệu từ mạng LAN này nối đến các mạng LAN khác thông qua các cầu nối. Vì vậy chỉ có duy nhất một đường dữ liệu từ trạm nguồn đến trạm đích và hiện tượng nối vòng sẽ không xảy ra

5.5.3 Cầu dạng cây mở rộng (spanning tree)

 Để thiết lập cây mở rộng, người ta chọn một cầu dữ liệu làm nút gốc. Điều này được thực hiện bằng cách lấy số thứ tự

của thiết bị (serial no) được gắn bởi nhà sản xuất và là số duy nhất. Cầu nối dữ liệu nào có chỉ số thứ tự nhỏ nhất được chọn làm nút gốc. Tiếp theo, người ta xây dựng một cây có đường đi ngắn nhất từ nút gốc đến tất cả các cầu nối, cây này được gọi là cây mở rộng. Nếu một cầu nối hoặc

mạng LAN gặp sự cố thì sẽ thay thế bằng một cầu khác.

 Kết quả của thuật toán này là một tuyến duy nhất được thiết lập từ mọi nơi trên mạng LAN đến nút gốc. Thuật toán phân tán sử dụng để xây dựng cây mở rộng được phát minh bởi Radia Perlman và được chuẩn hóa bằng chuẩn IEEE 802.1D

Một phần của tài liệu Bài giảng mạng máy tính chương 5 cđ CNTT hữu nghị việt hàn (Trang 111 - 114)