Truyền 4bit tín hiệu với tần số là 25MHz sẽ đáp ứng được tốc độ dữ liệu là 100Mbps

Một phần của tài liệu Bài giảng mạng máy tính chương 5 cđ CNTT hữu nghị việt hàn (Trang 43 - 48)

- Một bộ thu có khả năng điều chỉnh bước sóng được dùng để dò dữ liệu của đầu phát

truyền 4bit tín hiệu với tần số là 25MHz sẽ đáp ứng được tốc độ dữ liệu là 100Mbps

Đối với 100Base-TX, sử dụng cáp xoắn đôi Cat5 thì đơn giản hơn vì loại cáp này có thể hoạt động ở tần số là

125MHz. Chỉ cần sử dụng 2 đôi cáp xoắn, một đôi phát và một đôi thu tín hiệu, với mã nhị phân 4B/5B. Mười sáu tổ hợp được truyền đi tương ứng với nhóm 4 bit dữ liệu 0000, 0001,...., 1111. Các tổ hợp còn trống được dùng vào mục đích điều khiển. Các tổ hợp được chọn sao cho có thể khôi phục đồng hồ để đồng bộ dữ liệu. Hệ thống 100Base-TX là một hệ thống truyền song công, các trạm có thể phát và thu cùng một lúc ở tốc độ 100Mbps.

Đối với 100Base-FX, sử dụng cáp quang đa mode 2sợi cáp, mỗi sợi cho mỗi hướng với tốc độ 100Mbps. Khoảng cách giữa các trạm có thể lớn hơn 2km

5.2.7 Gigabit Ethernet

 Năm 1998, IEEE thông qua chuẩn 802.3z được gọi là chuẩn Gigabit Ethernet. Tiêu chí của 802.3z cũng giống như chuẩn 802.3u: nâng băng thông của mạng Ethernet lên gấp 10 lần nhưng vẫn tương thích với các phiên bản của Ethernet cũ. Đặc biệt, Gigabit Ethernet đưa ra dịch vụ gói dữ liệu không xác thực đối với trường hợp phát unicast và multicast, sử dụng địa chỉ 48-bit với cấu trúc khung không thay đổi.

 Tất cả cấu hình của Gigabit Ethernet đều là điểm-nối-điểm, không phải là đa điểm như mạng Ethernet 10Mbps truyền thống. Cấu hình đơn giản nhất của Gigabit Ethernet, được minh họa ở Hình 5-15 (a), chỉ có 2 máy tính nối trực tiếp với nhau. Đối với trường hợp nhiều máy tính, người ta sử dụng các bộ chuyển mạch và Hub để kết nối đến các máy tính [Hình 5-15(b)]. Ở cả hai cấu hình, mỗi sợi cáp Ethernet chỉ nối 2 thiết bị mạng.

5.2.7 Gigabit Ethernet

 Mạng Gigabit Ethernet hỗ trợ 2 phương thức truyền dữ liệu:

Truyền song công (full-duplex): đây là phương thức sử dụng phổ biến, cho phép truyền dữ liệu cả 2 chiều cùng một lúc thông qua một bộ chuyển mạch trung tâm. Ở phương thức này, tất cả các đường truyền dữ liệu đều có bộ đệm để mỗi máy tính và bộ chuyển mạch có thể gửi dữ liệu bất kỳ lúc nào. Máy tính không cần phải cảm nhận để tranh chấp kênh

truyền khi gửi dữ liệu. Trên kênh truyền từ bộ chuyển mạch đến máy tính, máy tính lúc nào cũng có khả năng gửi dữ liệu lên kênh, ngay cả khi bộ chuyển mạch phát dữ liệu đến máy tính. Do đó, không thể xảy ra xung đột và cũng không cần sử dụng giao thức CSMA/CD. Độ dài tối đa của cáp được xác định bằng cường độ tín hiệu truyền trên cáp chứ không phụ thuộc vào tín hiệu phản xạ trong cáp ở trường hợp xuất hiện nhiễu.

5.2.7 Gigabit Ethernet

Truyền đơn công (half-duplex): thường được sử

Một phần của tài liệu Bài giảng mạng máy tính chương 5 cđ CNTT hữu nghị việt hàn (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)