Tính OEE cho từng ngày trong tháng 6/2013

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thiết bị oee của công ty cổ phần thủy tạ (Trang 25)

Tính OEE cho ngày thứ 1(thứ 7) trong tháng 6/2013

Thời gian hoạt động: 8h Thời gian ngừng máy: 1.5h Sản lượng dự kiến: 3076 sp Sản lượng thực tế: 2830 sp Sản lượng khuyết tật: 19.5 sp

Ta tính được: Khả năng sẵn sàng A = 84%

Hiệu suất hoạt động: PE = 92% Tỉ lệ chất lượng: Qr = 99%

Hệ số thiết bị toàn bộ: OEE = 76%

Cách tính tương tự như vậy cho các ngày còn lại trong tháng 6/2013 được thể hiện trong bảng sau:

Ng ày Khả năng sẵn sàng (A)(%) Hiệu suất hoạt động (PE)(%) Tỉ lệ chất lượng (Qr) (%) Hệ số thiết bị toàn bộ (OEE)(%) Sản lượng thực tế x 100 72500 x 100 = = 94,28% Sản lượng dự kiến 76900

(Sản lượng thực tế - Sản lượng khuyết tật) x 100 (72500-500) x 100

= = 99,31% Sản lượng thực tế 72500

4 1 93 99 93 5 95 94 99 88 6 1 96 99 96 7 94 96 99 91 8 86 93 99 80 10 92 97 99 89 11 93 98 99 90 12 93 94 99 87 13 92 98 99 89 14 94 99 99 93 15 89 94 99 84 17 90 100 99 90 18 94 97 99 91 19 88 97 99 85 20 96 97 99 93 21 95 97 99 92 22 90 98 99 88 24 94 97 99 91 25 95 97 99 93 26 1 98 99 97 27 94 94 99 90 28 1 98 99 97 29 85 94 99 80 3.4.3 Thảo luận

 Kết quả của bảng tháng 6/2012 và 6/2013 ta thấy: khả năng sẵn sàng, hiệu suất hoạt động, tỉ lệ chất lượng của tháng 6/2013 cao hơn so với các giá trị tương ứng của tháng 6/2012. Qua đó, giá trị của OEE cũng tăng.

Cụ thể: Gía trị 6/2012 6/2013 A 91.62% 92.59% PE 92% 94,28% Qr 99.29% 99.31% OEE 83.69% 86.69% Tháng

Độ tin cậy của dây chuyền sản xuất vẫn còn thấp, cho thấy nhu cầu bảo trì cho các máy móc thiết bị càng tăng. Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, khả năng lợi thuận và năng lực sản xuất của nhà máy.

 Kết quả của từng ngày trong tháng 6/2013

+ Khả năng sẵn sàng(A) dao động trong khoảng 84% - 100%. Đây là khoảng giá trị tương đối rộng cho thấy khả năng sẵn sàng của máy móc là không ổn định

+ Hiệu suất hoạt động dao động trong khoảng 92% - 100% cho thấy máy hoạt động với hiệu suất cao và tương đối ổn định.

+ Tỉ lệ chất lượng rất ổn định là 99% cho thấy sản phẩm tạo ra luôn ở chất lượng cao.

+ OEE dao động trong khoảng 76% - 97%. Đây là khoảng giá trị rộng và tương đối thấp. Vì vậy, Hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị OEE khá thấp vì vậy cần tăng các chỉ số khả năng sẵn sàng(A), tỉ lệ chất lượng(Qr), hiệu suất hoạt động(PE) bằng các giải pháp loại bỏ những nguyên nhân gây ra hư hỏng.

Bên cạnh đó, giảm các loại thời gian chờ, cần áp dụng hệ thống quản lý bảo trì bằng máy tính CMMS (Computerized Maintenance Manageement System) sẽ giúp doanh nghiệp tổ chức quản lý thiết bị, lập kế hoạch, điều độ giám sát. Thu thập, báo cáo xử lý số liệu, lịch sử liên quan đến chi phí, phụ tùng, thiết bị bảo trì một cách nhanh và chính sát. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ hiệu quả trong kiểm tra chất lượng như: đồ thị pareto cho việc kiểm tra lỗi, giãn đồ xương cá cho việc phát hiện lỗi và kiểm đồ P cho sự kiểm soát lỗi đây là các công cụ kiểm soát hiệu quả các nguyên nhân sai hỏng từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục lỗi một cách hiệu quả giúp nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm đạt.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO OEE 4.1 Giải pháp nâng cao khả năng sẵn sàng(A)

 Để cải thiện khả năng sẵn sàng của dây chuyền ta phải giảm số giờ ngừng máy. Vì đây là dây chuyền sản xuất liên tục nên một bộ phận trong dây chuyền bị hỏng hóc sẽ kéo theo sự ngừng của toàn bộ hệ thống, gây thiệt hại tương đối lớn về lượng sản phẩm được tạo ra cũng như uy tín của công ty trên thị trường. sau đây là một số biện pháp:

 Chiến lược đang thực hiện là bảo trì theo kế hoạch 3 tháng (4 lần trên/ 1 năm) trong thời gian này công nhân bảo trì thường vệ sinh thay dầu máy, chỉnh lại ốc vít.

 Hằng ngày trước khi vào công việc công nhân phải chạy thử máy trước 10-15 phút nếu máy ổn định không xảy ra sự cố thì tiến hành làm việc.

 Hàng tuần cũng có kiểm tra dầu nhớt, ốc vít những máy nào cần thiết và thấy nghi vấn là có sự cố…

 Có phòng bảo trì riêng (trong đó có kệ để hồ sơ đồ lưu lại, có trưởng phòng cơ điện, có dự trữ các thiết bị thay mới…).

 Trung bình cứ 4 giờ thì có 2 công nhân trong tổ cơ điện túc trực làm công tác bảo trì trong thời gian làm việc của máy.

 Vấn đề vệ sinh là vô cùng qua trọng. Vì vậy, cần áp dụng triệt để các phương pháp bảo trì như 5S, LEAN.

4.2 Giải pháp nâng cao hiệu suất hoạt động và tỉ lệ chất lượng.

 Hằng ngày trước khi vào sản xuất công nhân tổ cơ điện phải kiểm soát được tình hình máy móc về độ sẵn sàng.

Thường xuyên mở lớp tập huấn ngắn hạn cho công nhân và thợ bảo trì để nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề.

 Nâng cao độ tin cậy phấn đấu để việc hư máy là thấp nhất, từ đó việc cho ra các sản phẩm sẽ không bị đình trệ, phải có lưu đồ ghi lại lịch sử của quá trình hư hỏng máy.

Sử dụng phần mền quản lý bảo trì CMMS để quản lý các máy móc thiết bị, vật tư, phụ tùng, lập kế hoạch bảo trì, thực hiện bảo trì, lập kế hoạch điều độ ...

Áp dụng 5S trong bảo trì.

Sắp xếp: doanh nghiệp cần bố trí lại các dụng cụ, nguyên vật liệu cho gọn gàng, phù hợp với các thao tác khi làm việc.

4.3 So sánh OEE công ty với OEE trình độ thế giới

Công ty

6/2012 6/2013

Khả năng sẵn sàng (A%) 90,0 91.62% 92.59%

Hiệu suất (PE%) 95,0 92% 94,28%

Tỉ lệ chất lượng (Qr%) 99.9 99.29% 99.31%

Tổng OEE (%) 85.0 83.69% 86.69%

Theo bảng trên ta thấy, do công ty đã áp dụng tương đối tốt các biện pháp nâng cao khả năng sẵn sàng dây chuyền sản xuất cho nên ta thấy trong 2 tháng 6/2012 và 6/2013 chỉ số khả năng sẵn sàng của công ty đã đạt, thậm chí là vượt so với trình độ thế giới.

Tuy nhiên, các chỉ số PE, Qr, OEE còn thấp so với trình độ thế giới. Vì thế, muốn các chỉ số trên tiệm cận được với trình độ thế giới thì việc cải thiện bằng các biện pháp nêu trên là yếu tố quyết định. Riêng chỉ số OEE từ tháng 6/2012 đến 6/2013

có sự cải thiện đáng kể. Đó là nhờ vào việc cải thiện các chỉ số PE, QR tương ứng 6/2012 và 6/2013.

4.4 Các biện pháp cải thiện OEE

Để cải thiện OEE đồng nghĩa với việc chúng ta phải cải thiện đồng thời các yếu tố A, PE, Qr. Cụ thể cần phải làm các công việc sau:

 Bảo trì phục hồi, sửa chữa, tân tạo sau khi máy hỏng cần được năng cao hiệu quả và có chất lượng.

 Tăng cường việc tra dầu mở, thay dầu, tân tạo kịp thời sau khi hỏng máy.

 Khi tiến hành công nhân cần phải có tay nghề cao, phải nhanh nhẹn theo tác trong công nghiệp. Đầu vào phải sàng lọc kỹ về tay nghề của công nhân.

 Tránh thụ động, phải chú ý đến lịch trình sản xuất.

 Giảm chi phí và thời gian sửa chữa phải thấp nhất có thể.

 Bảo trì định kỳ, phải được phát huy những ưu điểm đã đạt được và thắt chặt hơn chất lượng của phương pháp.

 Phải chủ động lịch trình sản xuất để bảo trì và thời gian ngừng máy sao cho không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.

 Độ tin cậy sau khi bảo trì cũng như độ an toàn của máy phải nâng cao.

 Phải rà soát kiểm tra để tránh lãng phí phụ tùng, thiết bị.

 Bảo trì phòng ngừa, tăng độ tin cậy các thành phần của thiết bị bằng cách có một chương trình bảo dưỡng nghiêm ngặt, các chính sách bảo trì phòng ngừa cố gắng để xác định một loạt các công việc kiểm tra, thay thế hoặc sửa đổi các thành phần của máy với một tần suất thực hiện dựa trên tần suất hư hỏng.

 Duy trì hoạt động nhà máy, ngăn ngừa các tình huống khẩn cấp trong quá trình vận hành hoặc giảm được chi phí bảo dưỡng cho thiết bị sau khi dừng hoạt động.

 Bảo dưỡng phòng ngừa phải được lên kế hoạch phù hợp với lời khuyên của nhà sản xuất và qui định kiểm tra định kỳ. Phải được áp dụng trước khi có sự cố xảy ra.

 Bảo trì phòng ngừa gián tiếp,ta cần bảo trì trên cơ sở tình trạng máy đã khắc phục các nhược điểm của bảo trì phòng ngừa và bảo trì định kỳ bằng cách giám sát liên tục tình trạng máy, lấy số liệu thống kê hàng ngày để tiện cho việc điều chỉnh công việc.

 Áp dụng kỹ thuật giám sát tình trạng, nếu trong quá trình hoạt động, máy móc và thiết bị có vấn đề thì thiết bị giám sát tình trạng sẽ cung cấp cho ta thông tin để xác định xem đó là vấn đề gì. Nhờ vậy chúng ta có thể lập qui trình sửa chữa có dấu hiệu từng vấn đề cụ thể trước khi máy móc bị hư hỏng. Doanh nghiệp phải có kế hoạch kiểm soát thường trực, chỉ ngừng máy để sửa chữa, thay thế khi đã chuẩn đoán chính xác tình trạng máy trước khi máy hỏng.

- Lên lịch trình công việc theo mức độ ưu tiên và giảm bớt công việc giấy tờ.

- Khả năng sẵn sàng của thiết bị được gia tăng, các hư hỏng kế tiếp được giảm đi. Chất lượng sản phẩm, vận hàng nhà máy, và thiết kế thiết bị được cải thiện.

- Giảm tồn kho, chi phí mua thiết bị. Sử dụng tài nguyên bảo trì tối ưu, số lượng nhân viên bảo trì được giảm bớt.

- Nâng cao khả năng sẳn sàng của thiết bị được gia tăng nhờ giảm thời gian ngừng máy. Nhờ vậy OEE cũng tăng lên tương ứng.

 Phát triển nguồn nhân lực, nhân lực được coi là một trong những lợi thế cạnh tranh của công ty, trong thời gian sắp tới nguồn nhân lực của công ty cần phải: lao động trong công tác bảo trì phải có 100% trình độ đại học trở lên, công nhân phải có trình độ tối thiểu từ trung học cơ sở trở lên. Nâng cao năng lực cho nhân viên phòng bảo trì, tổ chức cho nhân viên được tham gia lớp tập huấn chuyển giao công nghệ hiện đại, thường xuyên mở các lớp tập huấn cho công nhân giúp nâng cao tay nghề.

 Phải trang bị đầy đủ các máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ quá trình sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí trong quá trình sản xuất.

5.1 Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin về doanh nghiệp, chúng em đã thu được kết quả như sau:

 Tìm hiểu về công tác tổ chức quản lý bảo trì của doanh nghiệp.

 Tính toán được hiệu quả sử dụng thiết bị toàn bộ(OEE).

 Tính toán chỉ số khả năng sẵn sàng của máy móc thiết bị.

 Cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị toàn bộ.

 Phân tích được các ưu nhược điểm công tác bảo trì của công ty từ đó đề xuất

các biện pháp ngắn hạn và dài hạn một cánh có hiệu quả nhất.

Trên mặt bằng chung thì chỉ số khả năng sẳn sàng của nhà máy khá cao nhưng vẫn còn thời gian ngừng máy nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống của công ty . Việc xây dựng công tác bảo trì phù hợp cho công ty là điều cần thiết, nhưng công ty vẫn cho phép thực hiện công tác bảo trì với một chi phí phù hợp có thể ngang bằng với chi phí sửa chữa hư hỏng, đều quan trọng là hạn chế thời gian ngừng máy vì đều náy ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận hay thiệt hại mà công ty gặp phải trong quá trình sản xuất. Đây là nền tảng kiến thức thực tế vững chắc khi ra trường làm việc trong thời đại hội nhập này.

5.2 Kiến nghị

Do thời gian hạn chế quá trình tìm hiểu tại công ty chưa thực hiện liên tục, chưa tìm hiểu sâu về chi phí bảo trì của doanh nghiệp thực hiện.

Nếu môn học có tổ chức hướng dẫn thực tế nơi doanh nghiệp thì việc tìm hiểu kĩ hơn về công tác bảo trì sẽ đánh giá một cách khách quan hơn. Từ đó có những đề xuất phù hợp nhất với thực tiễn nhằm giúp doanh nghiệp nhận biết tầm quan trọng

đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Mong rằng trong thời gian tới bộ môn sẽ có kế hoạch hỗ trợ thiết thực cho sinh viên về kiến thức thực tế cũng như về tài chính để việc làm đồ án được tốt và hiệu quả thực tế cao hơn.

1.1 Đặt vấn đề...1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu...2

1.3 Phương pháp thực hiện...2

1.4 Nội dung nghiên cứu...3

Chương II : LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.4 2.1 Lược khảo tài liệu...4

2.2 Phương pháp thực hiện...12

2.2.1 Tính OEE...13

2.2.2 OEE trình độ thế giới (OEE world class) ...14

Chương III: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ OEE...16

3.1 Giới thiệu công ty...16

3.1.1 Tên công ty...16

3.1.2 Địa chỉ...16

3.1.3 Lịch sử phát triển...16

3.1.4 Quy mô công ty...17

3.1.5 Sản phẩm của công ty...17

3.1.6 Các chứng nhận chất lượng sản phẩm và giải thưởng đạt được...18

3.2 Hiện trạng về tổ chức và quản lý bảo trì của công ty...19

3.2.1 Hiện trạng tổ chức bảo trì của công ty...19

3.3 Thu thập số liệu...21

3.3.1 Các loại máy móc được đưa vào danh sách bảo trì...21

3.4 Tính toán...23

3.4.1 Tính OEE cho tháng 6/2012 và tháng 6/2013...23

3.4.2 Tính OEE cho từng ngày trong tháng 6/2013...25

3.4.3 Thảo luận...26

Chương IV: GIẢI PHÁP NÂNG CAO OEE...28

4.1 Giải pháp nâng cao khả năng sẵn sàng (A)...28

4.2 Giải pháp nâng cao hiệu suất hoạt động và tỉ lệ chất lượng...28

4.3 So sánh OEE công ty với OEE trình độ thế giới...29

4.4 Các biện pháp cải thiện OEE...30

Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...33

5.1 Kết luận...33

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thiết bị oee của công ty cổ phần thủy tạ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w