II/ một số giảI pháp
6. Giải pháp về công tác tổ chức điều hành
Việc tổ chức điều hành hoạt động thẩm định tại Sở cần phải được thường xuyên theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm và tiến hành điều chỉnh bởi không thể xác định được một công thức cốđịnh tối ưu cho mọi nơi mọi lúc. Xây dựng điều chỉnh công tác tổ chức, điều hành phải nhằm xây dựng một tập thể thống nhất, tập trung phục vụ chiến lược phát triển của Sở.
Nói một cách tóm tắt, một cơ chế hoạt động tốt phải hội đủ hai tiêu chuẩn: hiệu quả và an toàn. Đểđảm bảo tính hiệu quả, bộ máy nhân sự phải
được tinh giảm, gọn nhẹ nhưng không thiếu, phải có sự gắn kết hợp tác hữu hiệu giữa các cá nhân bộ phận trong hệ thống, năng lực của mỗi cá nhân bộ
phận phải cóđủđiều kiện để phát huy tối đa. Về sự an toàn, đó là một sự cần thiết, phải tạo ra một cơ chế kiểm tra giám sát tự nhiên thông qua quá trình hoạt động giữa các cá nhân, bộ phận nhằm ngăn chặn các rủi ro, đặc biệt là rủi ro đạo đức.
Nhằm hướng tới một cơ chế tổ chức hiệu quả an toàn cho hoạt động thẩm định, Sở trong giai đoạn hiện nay trước mắt nên xem xét đồng thời theo những hướng chính sau:
Rà soát, kiện toàn lại toàn bộ bộ máy nhân sự, cơ chế hoạt động của công tác thẩm định nhằm phát hiện những vướng mắc tồn tại để nhanh chóng khắc phục.
Giải pháp trên sẽđược củng cố hơn bằng việc Sở xem xét thành lập các phòng thẩm định độc lập với các phòng tín dụng. Như thế Sởđã tạo ra sự giám sát mạnh theo chiều ngang bên cạnh việc theo dõi giám sát của Ban giám đốc.
Hàng năm Sở phải tiến hành xây dựng chương trình hoạt động cho công tác thẩm định của mình lấy đó làm căn cứđể củng cố, nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác thẩm định.
Chương trình hoạt động này sẽ bao gồm việc đánh giá kết quảđãđạt
được, những vướng mắc tồn tại, những bài học qua thẩm định các dựán của năm trước. Đồng thời chương trình sẽ vạch ra kế hoạch sửa chữa các thiếu sót, khắc phục những tồn tại và phát huy những kết quảđãđạt được để nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định. Hoạt động thẩm định hiện nay cũng
đãđược đánh giá khái quát tại các hội nghị tổng kết của Sở, tuy nhiên, cũng nên có những buổi họp đểđánh giá riêng về hoạt động thẩm định với thành phần tham gia hẹp hơn.
Là một Doanh nghiệp Nhà nước, Sở giao dịch I có quan hệ mật thiết và chịu sự chi phối mạnh mẽ của các cơ quan nhà nước. Điều này có thể gây tác
động lớn tới việc thẩm định hiệu quả tài chính các DAĐT.
Khi những mục tiêu xã hội đãđược đề cao thì hiệu quả tài chính của dựán có thể bị coi nhẹ thậm chí bị bỏ qua. Ý kiến chỉđạo thậm chí gây áp lực của các bộ cơ quan ban ngành đến việc thẩm định cho vay một dựán làm cho
việc thẩm định hiệu quả trở lên thiếu chính xác, không khách quan. Những cơ
chế làm việc ra quyết định hành chính quan liêu trong việc thực hiện các dựán của Nhà nước không quan tâm đúng mức tới ý kiến của cán bộ thẩm định có thể làm nản lòng và suy giảm trách nhiệm nghề nghiệp của họ.
Hướng tới sự phát triển vững chắc và lâu dài của Sở, Ban lãnh đạo cần phải có những biện pháp khéo léo và cương quyết để chủđộng tăng cường tính tự chủ của NH, đặc biệt trong hoạt động thẩm định. Cần ngăn chặn xu hướng biến NH thành một cơ quan tài chính, hành chính của Nhà nước.
Trên đây, là một sốý kiến giải pháp sơ lược có thể góp phần vào việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính DAĐT tại Sở giao dịch I. Người viết chỉđưa ra đề xuất của mình dựa vào các suy luận mang nặng tính lý thuyết nhưng cũng biết rằng việc thực hiện các giải pháp đó trên thực tế là không phải dễ dàng, thậm chí rất khó khăn, phức tạp và kéo dài. Có hai điều kiện tiên quyết để có thể thực hiện thành công các giải pháp là :
Sự quan tâm chỉđạo thường xuyên của ban lãnh đạo Sở.
Tính tự chủ tích cực của mỗi cán bộ nhân viên trong việc thực hiện tốt trách nhiệm của mình và tham gia góp ý kiến đề xuất với ban lãnh đạo.
KẾTLUẬN
Thẩm định dựán đầu tư là một mảng nghiệp vụ lớn trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại, là một vấn đề vô cùng phức tạp với nhiều ảnh hưởng đan xen và liên quan đến nhiều đối tượng. Việc đánh giá toàn diện một dựán đòi hỏi phải có chuyên môn, kinh nghiệm và khả năng đánh giá trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, trong khuôn khổ của một chuyên đề tốt nghiệp và thời gian thực tập có hạn, khó có thểđề cập được toàn diện mọi vấn đề.
Trong phạm vi đối tượng nghiên cứu, luận văn đã thực hiện được các vấn đề:
1- Hệ thống hoáđược một số lập luận về thẩm định dựán đầu tư. Trên cơ sởđó, nhìn nhận ra vai trò quan trọng của chất lượng thẩm định dựán đối với công tác đầu tư, thẩm định trung dài hạn tại ngân hàng.
2- Dựa vào thực tế nổi lên qua công tác thẩm định dựán đầu tư tại Sở
giao dịch I ngân hàng NN&PTNT Việt Nam kết hợp với cơ sở lý luận, chuyên đềđã rút ra những giải pháp góp phần hoàn thiện chất lượng công tác thẩm định dựán trong thời gian tới.
3- Đánh giá toàn diện công tác thẩm định dựán đầu tư tại Sở giao dịch I ngân hàng NN&PTNT Việt Nam trong thời gian qua. Trên góc độđánh giáđóđưa ra những mặt được và những mặt chưa được, những vấn đề nổi cộm cần giải quyết trong thời gian tới.
Đây là lĩnh vực nghiên cứu khá rộng đồng thời kiến thức lại hạn chế
nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được nhiếu ý kiến đóng góp và chỉ bảo của thầy cô và các cán bộ phòng thẩm định Sở giao dịch I ngân hàng NN&PTNT Việt Nam để em từng bước nghiên cứu sâu hơn hoạt động công tác thẩm định dựán đầu tư.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Tài cùng toàn thể anh chị cán bộ phòng thẩm định Sở giao dịch I ngân hàng NN&PTNT Việt Nam.
Sinh viên thực hiện
MỤCLỤC
LỜI NÓI ĐẦU ... 1
PHẦN I: LÝTHUYẾTVỀTHẨMĐỊNHTÀI CHÍNHDỰÁNĐẦUTƯTẠI NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI... 4
1. Dựán đầu tư: ... 4
2. Thẩm định dựán đầu tư (TĐDADT). ... 6
II/ Thẩm định tài chính dựán đầu tư của Ngân hàng thương mại ... 9
1. Quy trình thẩm định tài chính dựán của Ngân hàng thương mại. ... 9
1.2. Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng. ... 10
1.3. Thẩm định dựán đề nghị vay vốn lưu động. ... 10
1.4. Thẩm định tài sản làm đảm bảo nợ vay ... 11
2. Nội dung thẩm định dựán của Ngân hàng thương mại. ... 12
2.1. Tài liệu dùng để xét duyệt ... 12
2.2. Nội dung thẩm định. ... 13
3. Phương pháp thẩm định dựán của Ngân hàng thương mại... 22
3.1. Những phân tích cơ bản. ... 22
3.4.Xem xét ảnh hưởng của Lạm phát tới công tác thẩm định dựán. ... 32
III. Chất lượng Thẩm định tài chính dựán đầu tư của Ngân hàng thương mại. ... 33
1. Khái niệm chất lượng Thẩm định tài chính dựán đầu tư. ... 34
2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng Thẩm định tài chính dựán đầu tư. ... 34
2.1 Đánh giá theo chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch của dựán: ... 34
2.2. Đánh giá theo chỉ tiêu lợi nhuận thực tế của dựán. ... 35
3. Những nhân tốảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dựán đầu tư. ... 35
3.1. Các nhân tố chủ quan:... 36
3.2. Các nhân tố khách quan: ... 39
PHẦN II: THỰCTRẠNGHOẠTĐỘNGTHẨMĐỊNHTÀICHÍNHDỰÁNCHOVAYTẠI SỞGIAODỊCH I NGÂNHÀNG NÔNGNGHIỆP VIỆTNAM. ... 41
I-Khái quát về hoạt động của Sở giao dịch I. ... 41
1.Chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức của Sở Giao Dịch I. ... 41
1.1 Chức năng. ... 41
1.2. Tổ chức bộ máy vàđiều hành ... 43
2. Một số kết quảđạt được ... 47
2.1. Đầu mối thanh toán quốc tế. ... 47
2.3. Đầu mối kinh doanh ngoại tệ:... 49
2.4. Hạch toán loại vốn, quỹ của NHNNo&PTNT Việt Nam: ... 50
2.5. Huy động vốn: ... 50
2.6 Hoạt động cho vay vốn: ... 51
II.Hoạt động thẩm định tài chính dựán cho vay tại Sở giao dịch I. ... 51
1. Một số kết quả kinh doanh của Công tác cho vay tại sở giao dịch I Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong những năm gần đây. ... 51
1.1 Số dựán được thẩm định tại Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam. 53 1.2 Số dựán được Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam cho vay. ... 53
1.3 Tổng doanh số cho vay dư nợ... 53
1.4 Doanh số cho vay theo dựán so với Tổng cho vay dư nợ. ... 54
1.5 Cơ cấu dư nợ cho vay theo dựán: ... 54
1.6 Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khóđòi cho vay theo dựán... 55
2. Quy trình tín dụng và việc tổ chức hoạt động thẩm định dựán cho vay trong hoạt động của NHN0& PTNT Việt Nam . ... 55
III- ví dụ minh hoạ về quy trình thẩm định tài chính dựán. ... 57
1.Giới thiệu khách hàng: ... 57
2. Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự: ... 58
3. Khả năng tài chính: ... 58
3.1. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh: ... 58
3.2. Tình hình dư nợ tại các ngân hàng. ... 63 4. Xếp loại khách hàng. ... 65 5. Thẩm định dựán: ... 66 5.1. Căn cứ pháp lý của dựán. ... 66 5.2. Sự cần thiết phải đầu tư. ... 66 5.3. Xác định phương án đầu tư... 66 5.4. Tổng mức đầu tư và phương án tài chính: ... 68 5.5. Thẩm định phương án. ... 68 5.6. Đánh giá khả năng tài trợ của dựán: ... 71 6. Kết luận. ... 71 7. Đánh giá và kiến nghị. ... 71
IV. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dựán cho vay tại Sở giao dịch I Ngân Hàng NNo&PTNT Việt Nam ... 72
PHẦNIII: GIẢIPHÁP,
KIẾNNGHỊNÂNGCAOCHẤTLƯỢNGTHẨMĐỊNHDỰÁNĐẦUTƯTẠI SỞ GIAO
DỊCH INGÂNHÀNGNÔNGNGHIỆPVÀPHÁTTRIỂNNÔNGTHÔNVIỆTNAM .... 75
I/ Thẩm định tài chính dựán trong chiến lược hoạt động của Sở giao dịch I NHNN&PTNT Việt Nam. ... 75
II/ một số giảI pháp. ... 76
1. Khai thác sử dụng thông tin trong quá trình thẩm định tránh tình trạng thông tin một chiều ... 77
1.1. Điều tra trực tiếp doanh nghiệp vay vốn ... 77
1.2. Thu thập thông tin từ bên ngoài ... 77
2. Thẩm định quyền sở hữu của những tài sản thế chấp ... 78
3. Nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định dựán đầu tư ... 78
4. Giải pháp về những nội dung thẩm định cần hoàn thiện: ... 80
5. Thiết lập hệ thống thu thập thông tin cần thiết liên quan đến thẩm định dựán đầu tư ... 85
6. Giải pháp về công tác tổ chức điều hành. ... 85
DANHMỤCTÀILIỆUTHAMKHẢO
Thẩm định tài chính dựán - PGS.TS. Lưu Thị Hương - NXB Tài chính.
Quản trị Ngân hàng thương mại - Lê Văn Tề, Nguyễn Thị Xuân Liễu - NXB Thống kê.
Quản lý tài chính doanh nghiệp - Vũ Duy Hào - NXB Thống kê.
Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Lê Văn Tư - NXB Thống kê
Phân tích kinh tế các dựán - Squire HN - NXB Khoa học kỹ thuật
Quản trị dựán đầu tư - Nguyễn Xuân Thuỷ - NXB Chính trị quốc gia.
Phương pháp lập dựán đầu tư - UBKH Nhà nước.
Thời báo ngân hàng
Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ.