II/ một số giảI pháp
1. Khai thác sử dụng thông tin trong quá trình thẩm định tránh tình trạng thông tin
trạng thông tin một chiều
Cơ sở của quá trình thẩm định là các nguồn thông tin, số liệu về dựán do chính đơn vị xin vay vốn cung cấp. Do đó, nó rất quan trọng vàảnh hưởng lớn tới việc xác định hiệu quả của dựán. Tuy nhiên, những thông tin số liệu do doanh nghiệp cung cấp chưa hẳn đã chính xác vàởđây Ngân hàng rơi vào thế
bịđộng trong việc cung cấp thông tin. Để khắc phục tình trạng bịđộng này thì ngân hàng phải tự tìm kiếm, khai thác thông tin và có thể thực hiện bằng những phương pháp sau:
1.1. Điều tra trực tiếp doanh nghiệp vay vốn
Hình thức này là việc lấy những thông tin cần thiết từ phía khách hàng.
Đây là một nghệ thuật phỏng vấn mà mỗi cán bộ thẩm định cần phải tự tạo cho mình trong thời gian làm việc. Mục đích của cuộc phỏng vấn này làđể
quan sát thái độ, phương pháp và nội dung trả lời của khách hàng từđó phát hiện ra những mâu thuẫn và những vấn đề không nhất quán hoặc không trung thực giữa hồ sơ vay vốn và nội dung trả lời phỏng vấn. Không nên chỉ phỏng vấn mà cần tiếp xúc với những người làm việc tại doanh nghiệp để nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh của họ trong quá khứ. Để cuộc phỏng vấn đạt kết quả tốt, cán bộ thẩm định cần phải có thái độ cởi mở, phải tạo ra không khí thoải mái và quan trọng hơn hết là nghệ thuật đặt câu hỏi để làm cho khách hàng nói được những điều mà mình đang quan tâm, khai thác.
1.2. Thu thập thông tin từ bên ngoài
Bên cạnh những thông tin cóđược do doanh nghiệp xin vay vốn cung cấp, cán bộ thẩm định còn cần thu thập những thông tin cần thiết từ các nguồn bên ngoài. Điều tra thông tin từ các đơn vị có tham gia quan hệ tín dụng với doanh nghiệp như các ngân hàng đã có quan hệ tín dụng với doanh nghiệp, cơ quan thuế. Ngoài ra, cán bộ tín dụng phải tự kiểm tra thu thập những thông tin trên thị trường, việc thu thập thông tin từ bên ngoài đòi hỏi khá nhiều thời gian và chi phí nhưng để cóđược chất lượng thẩm định dựán đầu tư tốt thìđây là việc làm thiết thực bởi thông tin thu thập từ bên ngoài luôn phong phú và khách quan.
Tóm lại, chất lượng của công tác thẩm định dựán trước hết phải phụ thuộc rất nhiều vào những nguồn thông tin về dựán. Với tình hình kinh tế như hiện nay, các điều kiện của nền kinh tế nhiều khi đã vượt ra khỏi sự kiểm soát của
cán bộ tín dụng, của ngân hàng và người vay. Do đó, cán bộ thẩm định phải là những người có khả năng dựđoán kinh tế, cập nhật với thông tin thị trường thì mới nắm bắt được những thông tin liên quan tới giá cả thị trường trong và ngoài nước. Từđó, sẽ vạch ra kế hoạch vàđịnh hướng cho nguồn vốn đầu tư, sử dụng có hiệu qủa vàđúng mục đích.