Nguồn lực của con người, tăng cường sự tham gia của cộng đồng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận về đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường việt nam (Trang 29 - 32)

cộng đồng.

5.5.1 Tăng cường năng lực quản lý tại địa phương:

Thông qua tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và có chế độ chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường tại địa phương, đơn vị. Tạo điều kiện để các cán bộ môi trường, cán bộ quản lý có liên quan được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về các mô hình bảo vệ môi trường mang hiệu quả cao ở các tỉnh thành trong nước. Cần có cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực được đào tạo chính quy chuyên ngành môi trường.

5.5.2 Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.

Xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích mọi nguồn lực trong cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Tổ chức các cuộc họp định kỳ tại các huyện nhằm phổ biến các quy định, kiến thức về bảo vệ môi trường đến người dân; nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án, các quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội,… Các cơ

sở sản xuất phải tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường, đóng đủ các loại phí về môi trường, đảm bảo cán bộ, nhân viên tại các cơ sở sản xuất được tập huấn các kỹ năng về sức khỏe lao động, an toàn về môi trường… Xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của người dân như thành lập các tổ, đội bảo vệ môi trường tại xã, ấp gồm nhiều thành phần, thường xuyên kiểm tra việc bảo vệ môi trường trên địa bàn để thông tin kịp thời về các vi phạm đến cấp cao hơn, đồng thời hướng dẫn việc xử lý rác thải, nước thải…

5.5.3 Tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng

Trong quá trình triển khai, áp dụng các quy định, chính sách về môi trường và cộng đồng trực tiếp tham gia giải quyết các vụ việc về môi trường. Biểu dương, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm về quản lý môi trường hiệu quả giữa các cán bộ môi trường. Tuyên truyền nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Lồng ghép giáo dục môi trường vào các buổi học trên lớp, hoạt động ngoại khóa qua đó giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường của các em. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng các ngày lễ môi trường hằng năm với sự tham gia của người dân.

TỔNG KẾT

Khẩu hiệu bảo vệ môi trường đã không còn quá mới trong mấy năm trở lại đây ở nước ta. Môi trường – Ô nhiễm môi trường là vấn đề nhức nhối luôn được đề cập nóng hổi mỗi tuần, mỗi tháng trên các thiết bị thông tin đại chúng như báo chí, tivi, đài VOV … nhưng với hậu quả ngày càng nặng nề do ô nhiễm môi trường tác động tới đời sống người dân, hình thức xả thải ngày càng tinh vi, có sự bao che trong cơ chế quản lý, mức xử phạt nhẹ làm người vi phạm “ nhờn” luật … bảo vệ môi trường là một khẩu hiệu rất khó thực hiện. Vì vậy, chúng ta không thể để vấn đề bảo vệ môi trường mãi là khẩu hiệu xuông, không thể xem đó chỉ là như lời kêu người dân có ý thức bảo vệ môi trường vào những ngày kỷ niệm môi trường, bảo vệ môi trường. Chúng ta cần hiện thực hóa khẩu hiệu vào ngay trong cuộc sống hàng ngày. Để làm được điều đó cần tới sự đồng sức, đồng lòng của tất cả mọi người vì môi trường sống của mình, gia đình mình và của tất cả mọi người xung quanh. Nỗ lực hết mình không chỉ về tiền bạc mà còn thời gian, sức lực từ phía cơ quan Nhà nước và người dân, nhưng hơn hết vẫn là nhận thức của người dân. Chính vì vậy, thông qua bài tiểu luận này, nhóm 5 muốn gửi tới mọi người thông điệp “ Hãy giữ gìn và bảo vệ môi trường như chính sức khỏe của bản thân mình”.

Một phần của tài liệu Tiểu luận về đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường việt nam (Trang 29 - 32)

w