trường.
Để quản lý tốt công tác bảo vệ môi trường tại các địa phương trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp như tăng quyền hạn và chức năng của các đơn vị cấp tỉnh, huyện và xã. Bổ sung từ 1 đến 2 cán bộ chuyên trách quản lý cấp xã (1 cán bộ địa chính và 1 cán bộ môi trường); đối với cấp huyện có ít nhất 3 cán bộ chuyên trách. Hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường của tỉnh. Xác định rõ trách nhiệm và phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường giữa các ngành, các cấp tránh sự chồng chéo về trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan.
Để quản lý tốt công tác bảo vệ môi trường tại các địa phương trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp như tăng quyền hạn và chức năng của các đơn vị cấp tỉnh, huyện và xã. Bổ sung từ 1 đến 2 cán bộ chuyên trách quản lý cấp xã (1 cán bộ địa chính và 1 cán bộ môi trường); đối với cấp huyện có ít nhất 3 cán bộ chuyên trách. Hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường của tỉnh. Xác định rõ trách nhiệm và phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường giữa các ngành, các cấp tránh sự chồng chéo về trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan. trình, dự án,…
5.3.2 Nâng cao năng lực giám sát chất lượng và cảnh báo ô nhiễm môi trường:
Bổ sung cán bộ giám sát chất lượng môi trường tại các huyện, xã để phát hiện kịp thời sự cố môi trường và ô nhiễm môi trường nhằm cảnh báo với người dân. Sử dụng các công cụ truyền thông như truyền thanh, truyền hình để tuyên truyền, cảnh báo đến người dân các sự cố về môi trường và cung cấp số điện thoại để người dân phản ánh các vấn đề môi trường phát sinh tại địa phương.
5.3.3 Rà soát và xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới quan trắc:
Định kỳ hằng năm ở cấp tỉnh tiến hành hoạt động quan trắc nhằm đánh giá diễn biến chất lượng môi trường trên toàn tỉnh. Khi trên địa bàn xảy ra những hiện tượng bất thường phải xác định được nguyên nhân và báo cáo cấp cao hơn để có giải pháp khắc phục kịp thời, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và người dân.