Theo chế độ sinh hoạt hàng ngày Theo mạng hoạt động dự kiến

Một phần của tài liệu Giáo án Tổ chức chương trình giáo dục mầm non (Trang 30 - 31)

- Theo mạng hoạt động dự kiến - Theo giai đoạn thực hiện chủ đề * Bước 6: Lên kế hoạch đánh giá

Đánh giá được thực hiện trong quá trình hoạt động và sau khi kết thúc. Đây là một quá trình đánh giá thường xuyên, liên tục qua quan sát, trò chuyện ...

4. Lập kế hoạch thực hiện giáo dục trong 1 ngày(Tự NC trong tài liệu). (Tự NC trong tài liệu).

4.2 Hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục ở trường mầm non (3 tiết) non (3 tiết)

Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non và hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ.

4.2.1 Hướng dẫn cách thiết kế môi trường giáo dục cho 1 giờ học học

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của giờ học chúng ta sẽ thiết kế các hoạt động sẽ tiến hành trong giờ học và sắp xếp các hoạt động đó theo tiến trình, logic nhận thức trong giờ học.

VD: Giờ Toán

Hoạt động 1 Ổn định, gây hứng thú

Hoạt động 2 Trẻ chơi với khối vuông, chữ nhật ...để tìm hiểu đặc điểm của chúng

Hoạt động 3 So sánh 2 khối với nhau để tìm điểm giống và khác nhau

Hoạt động 4 Chơi trò chơi "Thi xem ai nhanh" Hoạt động 5 Tìm các đồ vật có dạng các hình

khối đó ở xung quanh

Hoạt động 6

Nhận xét-kết thúc gợi ý các trò khác như xếp để xây nhà, dán hình tương ứng ...

Sau khi dự kiến xong giáo viên hình dung xem giờ học tổ chức ở đâu?bao nhiêu trẻ?không gian ntn?thời gian cho mỗi hoạt động?HTTC?

Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi tương ứng với mỗi hoạt động như Mỗi trẻ 1 rổ đựng khối vuông và khối chữ nhật do trò và cô đã làm trong giờ tạo hình hoặc hoạt động góc, rổ dán số, các đồ vật có dạng khối vuông và chữ nhật đề quanh lớp, một số rổ với các hình khối đa dạng để trẻ chơi xếp hình ở góc xây dựng, 2 cái bàn đựng giấy mầu hình vuông và hình chữ nhật, hồ, khăn ẩm, đài, băng.

Ngoài ra cần chuẩn bị khác: Hình thành ở trẻ những tri thức và kỹ năng nào đó như nhận biết phân biệt hình vuông và hình chữ nhật rồi mới đến hình khối vuông và chữ nhật. Đồng thời đều kích thích được trẻ tham gia 1 cách hứng thú và tích cực. Tức là trẻ quan sát và đếm xem khối đó có bao nhiêu mặt, các mặt bao có dạng hình gì? rồi cô mới hệ thống lại: Khối vuông có 6 mặt, cả 6 mặt đều là hình vuông; khối chữ nhật có 6 mặt, mặt bao có hình chữ nhật.

Như vậy, thời gian cho hoạt động này chỉ chiếm khoảng 5 phút và trẻ ngồi theo hình vòng cung hoặc U. Lưu ý, khi thiết kế môi trường học tập trong giờ học cần chú ý đến sự chuyển tiếp giữa các hoạt động sao cho đảm bảo tính logic, không mất nhiều thời gian.

4.2.2 Hướng dẫn xây dựng môi trường hoạt động ngoài trời

Một phần của tài liệu Giáo án Tổ chức chương trình giáo dục mầm non (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w