Quy trình bảo dưỡng sửa chữa Chuẩn bị:

Một phần của tài liệu bài giảng thiết bị trao đổi nhiệt tàu thuỷ (Trang 91 - 96)

13. Mặt sàng di động 14 Kẽm chống mòn

3.5.2.Quy trình bảo dưỡng sửa chữa Chuẩn bị:

Chuẩn bị:

Quan sát thực tế, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị, nghiên cứu bản vẽ. Chuẩn bị dụng cụ chuyên dùng,dụng cụ thông thường, thiết bị thông rửa bằng cơ khí, thiết bị nâng hạ, thiết bị đo đạc, ống dẫn, vòi phun nước, dầu, khí nén để làm sạch bề mặt trao đổi nhiệt.

Các bước tháo lắp:

Đóng van chặn đường môi chất vào và ra. Xả hết môi chất về két.

Tháo van, vòi trên thiết bị. Tháo đường ống dẫn môi chất.

Mở các bu lông ghép trên nắp các thiết bị.

Đưa thiết bị nâng hạ lên móc để nâng hạ khi cần thiết.

Tháo các nắp ra khỏi bầu bằng cách vặn đều lực vào các bu lông công.

Trường hợp các thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm thì mở các bu lông xiết sau đó dùng pa lăng kéo khối vỏ trượt trên thanh đỡ. Sau khi định vị ta kéo các tấm ra để kiểm tra, vệ sinh.

Vệ sinh bằng khí nén Xối rửa bằng nước nóng

Cáu cặn trên bề mặt TĐN Cụm ống được rút ra

Khi tháo lắp phải chú ý các quy định sau:

Các đường ống khi tháo ra phải được nút kín lại.

Các chi tiết khi tháo ra kiểm tra phải được ghi lại.

Các chi tiết liên quan với nhau khi tháo ra phải được đánh dấu.

Đối với bầu hâm và bầu ngưng phải chú ý lớp cách nhiệt, không để biến dạng rách hỏng. Các chi tiết, bu lông khi tháo rời phải được bảo quản tránh biến dạng và thất lạc.

Khi tháo rời các bề mặt phân cách giữa hai môi chất lưu ý tránh làm hư hỏng gioăng kín, đặc biệt là các thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm.

Kiểm tra dò tìm hư hỏng:

Phương pháp quan sát bằng mắt: sau khi làm sạch bề mặt có thể xem xét kỹ bề mặt các chi tiết, bề mặt ống, mặt sàng để xác định hư hỏng, khuyết tật.

Có thể dùng các phương pháp hiện đại để xác định các vết rạn nứt, thủng nhỏ mà mắt thường khó phát hiện, như phương pháp siêu âm từ tính, dùng bột màu.

Phương pháp phổ biến nhất là thử thủy lực: được áp dụng để kiểm tra độ bền, độ kín của các chi

Trước Sau

Các bước thử thủy lực:

Tháo các van, đồng hồ áp suất, nhiệt kế, các van xả khí, van an toàn và các đường vào, ra của thiết bị. Thay vào đó các mặt bích phụ để đảm bảo an toàn và độ kín.

Nạp đầy vào thiết bị chất lỏng dùng để thử như nước ngọt, dầu đốt ở 95oC, dầu nhờn ở 70oC…

Dùng bơm có khả năng tạo áp suất cao lắp ráp vào một cửa vào thiết bị để tạo áp suất. Áp suất thử phải tuân theo yêu cầu kỹ thuật.

Thời gian thử tại áp suất thử là 10 phút.

Thiết bị Áp suất làm việc (kG/cm2)

Áp suất thử (kG/cm2)

Độ bền Độ kín

Bầu ngưng, bầu làm mát nước ngọt 3 6 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bầu làm mát dầu nhờn 6 11 8

Bầu làm mát dầu nhờn hộp số 1.5 3 2

Bầu hâm 6 11 8

STT Dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

1. Thân bầu,mặt sàng, nắp, các tấm chắn bị ăn mòn, thủng.

Bị ăn mòn hoá học, điện hoá, xâm thực, bào mòn.

 Hư hỏng nhẹ: cần hàn đắp, gia công bề mặt.

 Hư hỏng nặng: thay thế mới.

2. Ống bị ăn mòn, thủng. Do ăn mòn điện hoá, hoá học.  Số lượng < 15%, nút ống.

 Số lượng > 15%, thay mới.

3. Rạn nứt và biến dạng. Do ứng suất nhiệt, va chạm cơ học.

 Rạn nứt: hàn đắp.

 Biến dạng nhỏ: nắn lại.

 Biến dạng lớn: thay mới.

Một phần của tài liệu bài giảng thiết bị trao đổi nhiệt tàu thuỷ (Trang 91 - 96)