Các biện pháp bảo vệ cạnh tranh

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRƯỜNG HỢP NGÀNH VIỄN THÔNG pptx (Trang 42 - 43)

4. Tác động của tự do hoá th−ơng mại trong lĩnh vực viễn thông

4.1. Các biện pháp bảo vệ cạnh tranh

Nguyên tắc đầu tiên bảo vệ cạnh tranh trong khu vực viễn thông đ−ợc đề cập trong Tài liệu tham chiếu của WTO là yêu cầu các n−ớc thành viên WTO có các biện pháp phù hợp ngăn ngừa các hành vi phản cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông. Tài liệu tham chiếu cũng nêu cụ thể một số hành vi phản cạnh tranh: bù giá chéo, lạm dụng thông tin về đối thủ cạnh tranh, về trang thiết bị quan trọng và hành vi kinh doanh ngăn cản cạnh tranh.

Bù giá chéo

Hành vi bù giá chéo có tính chất cản trở cạnh tranh xuất hiện khi ng−ời cung cấp dịch vụ đ−a ra mức giá cao hơn nhiều so với chi phí trên thị tr−ờng mà họ thống lĩnh và sử dụng khoản lợi lớn đó bù lỗ cho việc định giá thấp hơn chi phí ở thị tr−ờng mà họ phải cạnh tranh, từ đó tạo ra các rào cản đối với cạnh tranh.Trên thực tế, hành vi bù giá chéo có tính chất phản cạnh tranh th−ờng bị lẫn lộn với việc bù giá chéo để thực thi các nghĩa vụ xã

hội, ví dụ nh− để phổ cập dịch vụ. Một vấn đề pháp lý t−ơng đối phức tạp đặt ra là tách bạch hai loại tác động này.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy có nhiều biện pháp khác nhau đã đ−ợc áp dụng để khắc phục hành vi bù giá chéo có tính chất phản cạnh tranh; ví dụ nh−: hạch toán độc lập, cơ cấu tổ chức độc lập, thẩm định chi phí,...

Bù giá chéo đ−ợc sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Lý do chính của việc áp dụng bù giá chéo là để đảm bảo công bằng trong việc sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, khó có thể xác định đ−ợc lợi ích của bù giá chéo. Ví dụ, cả ng−ời giàu và ng−ời nghèo đều có thể sử dụng dịch vụ đ−ợc cung ứng với giá thấp hơn chi phí. Nếu ng−ời giàu không trả đầy đủ chi phí cung ứng dịch vụ thì khó có đủ vốn để cung ứng dịch vụ mới tới các vùng khó khăn.

Thông tin

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thống lĩnh hoặc kiểm soát hạ tầng cơ bản th−ờng ở vị trí thuận lợi để thu thập các thông tin có giá trị trong cạnh tranh về các đối thủ cạnh tranh và khách hàng kết nối với mình. Nhiều n−ớc trên thế giới đã có những hạn chế về pháp lý nhằm ngăn ngừa hành vi sử dụng thông tin một cách phản cạnh tranh. Giải pháp tốt nhất là kiểm soát riêng rẽ hạ tầng cơ bản. Giải pháp tối thiểu có thể chấp nhận đ−ợc là thiết lập cơ cấu tổ chức độc lập trong doanh nghiệp thống lĩnh để xử lý vấn đề thông tin về đối thủ cạnh tranh. Bộ phận này có chức năng xử lý kết nối và phải tuân thủ các quy định ngăn ngừa sử dụng thông tin với mục đích phản cạnh tranh. Doanh nghiệp thống lĩnh phải chia sẻ thông tin cho các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Việt Nam đã có các quy định liên quan đến bí mật thông tin. Các quy định này chủ yếu đề cập tới các thông tin liên quan đến an ninh quốc gia và khách hàng, mà không đề cập tới thông tin liên quan đến các doanh nghiệp kết nối. Một mặt, các quy định này nhằm bảo vệ bí mật cá nhân của khách hàng, nh−ng mặt khác cũng cho phép doanh nghiệp viễn thông sử dụng thông tin cá nhân trong một số tr−ờng hợp: ngăn ngừa việc vi phạm hợp đồng từ phía khách hàng; tính toán, in ấn và thu phí viễn thông; theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Nh− vậy, các quy định hiện hành của Việt Nam ch−a đề cập tới hành vi sử dụng thông tin có tính chất phản cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông và đây là một lỗ hổng lớn.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRƯỜNG HỢP NGÀNH VIỄN THÔNG pptx (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)