Hầm giao thông trong đô thị

Một phần của tài liệu QCVN 07:2010/BXD pdf (Trang 56 - 58)

- Giao nhau khác mức có thể có hoặc không có các nhánh nối liên thông tuỳ theo cách tổ chức giao thông;

4.18. Hầm giao thông trong đô thị

Hầm giao thông bao gồm hầm cho đ ường ôtô, mô tô, hầm cho đ ường sắt, hầm bộ hành. Xây dựng các hầm giao thông trong đô thị phải tuân thủ các qui định của quy chuẩn các công trình giao thông và các qui định dưới đây.

1) Hầm giao thôngtrong đô thịphải kết hợp với các công trình trên mặt đất tạo thành một hệ thống không gian thống nhất, thuận lợi cho mọi hoạt động và sinh hoạt của cư dân đô thị và an toàn giao thông.

2) Các công trình hầm giao thông phải được ưu tiên xây dựng tại các trung tâm đô thị, những nơi khan hiếm đất đai dành cho giao thông tĩnh cũng như động, hoặc tại các nút giao thông cần giải quyết nạn ùn tắc.

3) Quy hoạch các công trình hầm giao thông đô thị phải căn cứ v ào đặc điểm của địa hình,địa mạo; vị trí của những công trình kiến trúc hiện hữu bên trên, cũng như mạng lưới các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật sẵn có b ên dưới; điều kiện địa chất công trình vàđịa chất thuỷ văn; mạng lưới giao thông và các công trìnhđô thị cần cải tạo… để bảo đảm an toàn và thuận lợi cho sinh hoạt, đi lại của ngườidân.

- Quy hoạch mặt đứng, độ sâu đặt các hầm giao thông trong đô thị phải căn cứ vào mạng lưới các hệ thống công trình ngầm cố định hiện có cũng như quy hoạch trong tương lai (đường ống cấp thoát nước, cáp tải điện, cáp thông tin liên lạc, nền móng và phần ngầm của nhà và công trình hiện hữu).

- Hầm giao thông qua đ ường phải làm nông để giảm bớt chiều dài hoặc độ dốc của đoạn đường lên xuống hầm, nhất là đối với những hầm cho ng ười đi bộ.

4) Các loại hầm giao thông dưới quảng trường dành riêng cho người đi bộ cần quy hoạch các nhánh rẽ để có thể ra vào theo nhiều lối khác nhau, phù hợp với quy hoạch giao thông tổng thể trong quảng tr ường.

5) Qui định các giới hạn hình học đối với hầm giao thông

- Độ dốc dọc i của tuyến đ ường trong đoạn hầm kín không đ ược vượt quá 4% xét tới hiệu ứng pittông và giảm lượng khí thải khi xe lên dốc. Trường hợp đường hầm ngắn, imax cho phép tăng lên t ới 6%. Trên các đoạn lộ thiên, độ dốc i của đường dẫn lộ thiên ra vào đoạn hầm kín cho phép lấy trị số lớn nhất l à 6% để giảm bớt chiều dài và khối lượng thi công toàn tuyến. Nếu mật độ xe tải loại nặng nhiều, độ dốc dọc lớn nhất cho phép là 4% để bớt lượng khí thải độc hại do động cơ ôtô tải nặng gây ra khi lên dốc. - Độ dốc dọc tối thiểu tr ên đường hầm không được nhỏ hơn 0,5%, cá biệt trong trường hợp khó khăn là 0,3%.

- Độ dốc ngang của mui luyện tr ên đường ôtô trong hầm lấy nhỏ nhất là 1,5% và lớn nhất là 2%.

- Độ dốc siêu cao tại các đoạn hầm cong: nhỏ nhất là 2% và lớn nhất là 4%.

- Bán kính của đường cong đứng phụ thuộc vận tốc thiết kế và cần đảm bảo tầm nhìn (đường cong lồi) hoặc mức độ êm thuận (đường cong lõm) cho xe cơ giới. Bán kính tối thiểu của đường conglồi và lõm lấy theo bảng 4.2.

- Mặt bằng hầm giao thông là đường thẳng. Trường hợp bất khả kháng thì bán kính cong trên mặt bằng của đường hầm đô thị cũng không đ ược nhỏ hơn trị số giới hạn quy định trong bảng 4.2.

- Đối với hầm có độ cong bán kính nhỏ thì phải mở rộng phần xe chạy cho mỗi làn xe chạy tối thiểu như qui định dưới đây:

Đối với đường hầm có2 làn xe:

Khi bán kính cong R = 550-750m, độ mở rộng bằng 0,20m. Khi bán kính cong R = 400 -550m, độ mở rộng bằng 0,25m. Khi bán kính cong R = 300 - 400m, độ mở rộng bằng 0,30. Đối với đường hầm có 3 làn xe trở lên thì không cần mở rộng.

- Chiều rộng một làn xe tối thiểu là 3,75m cho dòng xe hỗn hợp và 2,75m cho hầm thiết kế riêng cho xe con.

- Chiều rộng phần xe chạy phải đ ược tính toán theo lưu lượng xe giờ cao điểm của năm tính toán tương lai qui đ ịnh đối với cấp đường thiết kế.

- Nếu đường hầm có bố trí đường bộ hành đi chung thì bề rộng bổ sung cho phần hành lang đi bộ mỗi bên, rộng ít nhất là 1m, cao hơn mặt đường tối thiểu là 0,4m và có rào chắn loại cứng ngăn cách phần xe chạy. Trường hợp không cho phép đi bộ trong đường hầm xe cơ giới cũng phải bố trí hành lang rộng tối thiểu 0,75m bên cạnh làn đường xe chạy để nhân viên phục vụ đi lại và đề phòng sự cố xảy ra cho hành khách và lái xe lánh nạn. Trường hợp đặc biệt, hành lang phục vụ này cũng phải rộng ít nhất là 0,4m.

6) Tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy. Phải có giải pháp thoát nạn an toàn cho người, phải có hệ thống chiếu sáng sự cố và thông gió, thoát khói.

Một phần của tài liệu QCVN 07:2010/BXD pdf (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)