TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT tài CHÍNH CHƯƠNG 3 : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 30 - 34)

7.2 các hình thức chủ yếu của tài chính quốc tế

7.2.1 Đầu tư quốc tế trực tiếp (FDI):

* Khái quát về đầu tư quốc tế trực tiếp:

Không chỉ đưa vốn, ngoại tệ vào nước sở tại mà còn kèm theo chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến; khả năng tiếp cận thị trường TG. FDI là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài góp 1số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất và dịch vụ cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.

Nước tiếp nhận là phải khao thác triệt để các lơi thế có đc của nguồn vốn này nhằm đạt hiệu quả cao về tổng thể, bởi lẽ FDI cũng có những mặt trái của nó.

- Đầu tư định hướng thị trường: là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, cũng là chiến lược đầu tư để vượt qua hàng rào bảo hộ của nước sở tại

- Đầu tư định hướng chi phí: là hình thức đầu tư nhằm giảm bớt chi phí thông qua việc tận dụng nguồn lao động giá rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào ở nước sở tại. - Đầu tư định hướng nguồn nguyên liệu: là hình thức đầu tư nhằm khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ để cung cấp cho các công ty mẹ.

* Các hình thức đầu tư trực tiếp nc ngoài: - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài - DN liên doanh

- Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Các hình thức khác: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT)...

* Lợi ích của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - Tác động của FDI đv các nước tiếp nhận vốn +Đối với những nước công nghiệp phát triển:

Đây là những nước xuất khẩu FDI nhiều nhất nhg cũng tiếp nhận FDI nhiều nhất để tăng cường vật chất, cơ sở KT, thúc đẩy sx, tăng trưởng kinh tế.

+ Đv các nước đang phát triển:

FDI là nguồn vốn quan trọng để thực hiện CNH - HĐH đnước, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế.

- Tác động của FDI đv các nước xuất khẩu FDI:

+ Mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường, bành trướng sức mạnh kinh tế và vai trò ảnh hưởng trên thế giới, giảm chi phí sx, đổi mới cơ cấu sx, có đc nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định.

* Những mặt trái của FDI đv các nước nhận đầu tư: - Có thể phải tiếp nhận những công nghệ KT lạc hậu

- Nhân tố đầu vào thường bị tính giá cao sv thị trường quốc tế.

- Nước nhận đầu tư có thể phải áp dụng 1 số ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài tạo ra sự bất lợi cho các DN trong nước.

7.2.2 Tín dụng quốc tế:

* Khái quát chung:

Tín dụng quốc tế là tổng thể các qhệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể của một nước với các chủ thể của nước khác, và với các tổ chức quốc tế khi cho vay và trả nợ tiền vay theo những nguyên tắc của tín dụng.

Quan hệ tín dụng quốc tế bắt nguồn trước hết từ đòi hỏi khách quan của chính sự fát triển kinh tế XH của các doanh nghiệp, đồng thời với việc mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế.

*Ưu điểm:

- Vốn vay chủ yếu dưới dạng tiền tệ nên người nhận đầu tư dễ chuyển thành các phương tiện đầu tư khác phù hợp với mục đích yêu cầu.

- Nước tiếp nhận đầu tư toàn quyền sử dụng vốn đầu tư cho các mục đích riêng của mình.

- Chủ đầu tư nước ngoài có thu nhập ổn định thông qua lãi suất tiền vay, ko phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của vốn đầu tư.

*Nhược điểm:

- Hiệu quả sử dụng vốn có thể ko cao do bên nước ngoài ko trực tiếp điều hành mà hoàn toàn fụ thuộc vào nước đi vay.

- Nhiều nước chủ đầu tư thông qua hình thức này đã trói buộc các nước tiếp nhận đầu tư vào vùng ảnh hưởng của mình.

* Các hình thức tín dụng quốc tế:

- Vay thương mại là hình thức vay nợ quốc tế dựa trên cơ sở quan hệ cung cầu. Đặc điểm:

+ Ngân hàng là người cung cấp vốn, ko tham gia vào hoạt động của ng vay nhg trc khi cho vay fải nghiên cứu tính khả thi của dự án đầu tư, có yêu cầu bảo lãnh hoặc thế chấp để giảm rủi ro.

+ Chủ đầu tư nước ngoài thu lợi nhuận thông qua lãi suất ngân hàng cố định, độc lập với kết quả sử dụng vốn vay.

+ Độ rủi ro với chủ đầu tư thường lớn trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản.

+ Viện trợ phát triển chính thức ODA: là các khoản viện trợ cho vay ưu đãi của các chính phủ, các hệ thống của tổ chức liên hiệp quốc, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho chính phủ và nhân dân các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy fát triển kinh tế và phúc lợi của các nước này.

Đặc điểm:

+ các nhà tài trợ ko trực tiếp điều hành dự án.

+ Nguồn ODA gồm các khoản vay ưu đãi, trong đó có một tỷ lệ nhất định là viện trợ ko hoàn lại.

+ Các nước nhận ODA fải hội đủ một số điều kiện nhất định mới đc nhận tài trợ. + Chủ yếu dành hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng như gtvt, giáo dục, y tế...

+ Các nhà tài trợ là tổ chức viện trợ đa fương (gồm các tổ chức Liên hiệp quốc, Liên minh châu âu, các tổ chức fi chính fủ, IFM, WB, ADB...) và các tổ chức viện trợ song phương.

Các hình thức tài trợ cơ bản: + Hỗ trợ dự án

+ Hỗ trợ fi dự án

+Hỗ trợ cán cân thanh toán + Vay thương mại

* Quản lý nợ nước ngoài

- Thực hiện tốt chương trình vay nợ nước ngoài

- Xác lập một số chỉ tiêu cơ bản về khả năng hấp thụ vốn vay và khả năng hoàn trả nợ

+ Chỉ tiêu xác định khả năng hấp thụ vốn vay (K) hay là xác định mức vay ở giới hạn hợp lý

K= (Tổng số nợ nước ngoài) / (Tổng sản fẩm quốc nội) x 100% * Xác lập chỉ tiêu vay thêm cho mỗi năm

Số nợ tăng thêm = K.g Trong đó:

g - tỷ lệ tăng lên của GDP

+ Xác lập chỉ tiêu khả năng hoàn trả nợ: So sánh số nợ hiện có với thu nhập xuất khẩu làm chỉ tiểu thể hiện khả năng trả nợ.

7.2.3 Viện trợ quốc tế ko hoàn lại:

* Khái quát chung:

- Động cơ nhân đạo có thể là lý do chủ yếu của viện trợ quốc tế, những nhân tố kinh tế chính trị và chiến lược phát triển lại tác động đến việc xác định cụ thể giá trị viện trợ.

- Mục đích: Giúp các nước nghèo đương đầu với những vấn đề cấp bách,, cần có sự trợ giúp hoặc duy trì, củng cố và mở rộng quyền lực của một chế độ nào đó. * Các hình thức viện trợ:

- Viện trợ song phương: giữa các nước có thỏa thuận tay đôi với nhau, thường đc tổ chức thực hiện thông qua một cơ quan tổ chức chính phủ.

- Viện trợ đa phương: là loại hình viện trợ giữa các quốc gia, được thực hiện thông qua tổ chức nào đó.

Viện trợ đa phương được coi là ưu việt hơn các loại viện trợ khác do tránh được những vấn đề khó khăn nảy sinh từ mối quan hệ tay đôi, đặc biệt là các vấn đề chính trị.

- Viện trợ của các tổ chức phi CP: phương thức cơ bản là từ dân đến dân và quan hệ trực tiếp với các địa phương cơ sở. Đây là nguồn viện trợ ko hoàn lại với quy mô thường là nhỏ.

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT tài CHÍNH CHƯƠNG 3 : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w