tài chính
6.5.1. nhà nước tạo môi trường kinh tế cho sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính
Thị trường tài chính chỉ có thể hình thành và phát triển trong những điều kiện nhất định, trong đó môi trường kinh tế có ý nghĩa rất to lớn. Nhà nước là người góp phần trực tiếp vào việc tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi để thúc đẩy sự ra đời và phát triển của thị trường tài chính vai trò này thể hiện ở chỗ nhà nước áp dụng các chính sách kinh tế, chính sách tài chính, chính sách tiền tệ với các công cụ khác nhau để thúc đẩy phát triển kiềm chế lạm phát, tạo ra các yếu tố cơ bản khuyến khích tích lũy và đầu tư, tăng cường cung ứng vốn và tăng khả năng cung cấp chứng khoán cho thị trường tài chính.cụ thể:
-thông qua cơ chế chính sách quản lý kinh tế, tài chính của mình, nhà nước tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý với tốc độ tăng trưởng ổn định, kiểm soát được lạm phát, ổn định thị trường và giá cả.Đây là những tiền đề cần thiết cho thị trường tài chính hoạt động:
Nhà nước có chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính sách mở cửa nền kinh tế, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại. Chính sách chỉ tiêu của nhà nước cho các công trình công cộng, các công trình cơ sở hạ tầng tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, làm tăng nhu cầu nguồn tài chính.
Các chính sách tài chính và tiền tệ của nhà nước tác động rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển của thị trường tài chính, nhất là chính sách thuế và lãi
suất.Chính sách thuế được sửa đổi, áp dụng thống nhất,không phân biệt các thành phần kinh tế, tạo nên 1 môi trường cạnh tranh bình đẳng, tận dụng được mọi thế
mạnh và tiềm năng của các thành phần kinh tế phục vụ cho sự phát triển chung của đất nước.Bên cạnh do việc tăng thuế suất đối với tiêu dùngvà giảm thuế suất đối với hoạt động đầu tư cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối với cung-cầu vốn.Với chính sách lãi suất tiền gửi thích hợp sẽ khuyến khích dân chúng tiết kiệm và đầu tư là tăng khả năng cung ứng nguồn tài chính và nhu cầu về nguồn tài chính. Nhà nước còn định hướng cho sự phát triển của thị trường tài chính bằng nhiều chính sách, biện pháp và bước đi phù hợp cùng với sự phát huy vai trò của các khâu trong hệ thống tài chính, vạch ra chính sách phát triển dài hạn cho thị trường. Tóm lại, bằng hệ thống các chính sách của mình nhà nước tạo ra môi trường kinh tế lợi cho sự xuất hiện nhu cầu về vốn cũng như tăng khả năng cung ứng vốn trong nên kinh tế, thúc đẩy các hình thức huy động vốn bằng nhiều công cụ tài chính khác nhau, tạo ra hàng hóa cho thị trường cũng như tạo ra các điều kiện khác cho thị trường tài chính vận hành an toàn và hiệu quả.
6.5.2 Nhà nước tạo ra khuôn khổ pháp lý cho sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính.
Thị trường tài chính có thể hình thành theo 2 con đường, hình thành tụ phát và hình thành do sự cân thiệp của nhà nước.Sự hình thành tự phát là sưh ra đời của thị trường tài chính khi các điều kiên cần thiết cho sự ra đời của thị trường tài chính đã chin muồi từ bản than nền kinh tế. Nhà nước chỉ tham gia quản lý điều tiết khi thị trường tài chính đã hình thành. Đối với thị trường tài chính ra đời do sự can thiệp của nhà nước thì thị trường được hình thành khi các điều kiện cho sự ra đời của thị trường tài chính chưa thực sự chin muồi, nhưng do nhu cầu tạo nguồn tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội nên nhà nước có những can thiệp nhất định nhằm thúc đẩy sự ra đời của thị trường tài chính nhưng nó đặc biệt quan trọng khi thị trường hình thành không tự phát.
Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật tạo khuôn khổ phá lý cho sự ra đời của thị trường tài chính. Hệ thống pháp luật và quy chế do nhà nước ban hành bao gồm:
- Quy chế pháp lý đối với các tác nhân tham gia thị trường:Quy chế này xác định về mặt pháp lý vị trị, vai trò, chức năng, quyền và nghĩa vụ của các tác nhân kinh tế tham gia thị trường.
- Quy chế quản lý về phát hành và mua bán các loại chứng khoán: Nhà nước quy định về hình thức các công cụ tài chính, cách thức gọi vốn, mua bán chuyển nhượng chứng khoán nhằm tạo ra trật tự của thị trường.
6.5.3 Nhà nước đào tạo con người cho thị trường tài chính
Như trên đã cập nhật, một trong những điều kiện quan trọng để thị trường tài chính có thể hình thành, hoạt động được phải có đội ngũ các nhà kinh doanh, các nhà quản lý có năng lực, am hiểu thị trường .Muốn vậy, đội ngũ này phải được trang bị đầy đủ kiến thức về kinh tế, thương mại , luật pháp, ngoại ngữ và thông thạo thực hành.Điều này chỉ có được khi đội ngũ đó được đào tạo trong thời gian với một kế hoạch đào tạo chặt chẽ và khoa học. Việc tổ chức đào tạo này đòi hỏi phải bỏ ra những chi phí đào tạo lớn, vượt quá khả năng của riêng một tổ chức, một cá nhân. Do vậy, nhà nước phải là người trực tiếp xác định nội dung, chương trình đào tạo theo kế hoạch thống nhất và tổ chức thực hiện; nguồn tài chính cung cấp cho hoạt động huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn ngân sách đóng vai trò quan trọng.
6.5.4 Nhà nước thực hiện việc giám sát đối với thị trường tài chính
Thông qua hệ thống phá luật đã ban hành, nhà nước cũng thực hiện chức năng quản lý giám sát thj trường để quản lý, giám sát, điều chỉnh sự hoạt động của thị trường tài chính.Việc giám sát của nhà nước đối với hoạt động của thị trường tài chính vừa là vai trò của nhà nước, vừa là sự cần thiết xuất phát từ yêu cầu đảm bảo hoạt động lành mạnh của thị trường. Cụ thể là:
- Nhà nước quản lý và giám sát thị trường tài chính để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư: Vai trò của các nhà đầu tư đối với sự ổn định và phát triển của thị trường tài chính là rất lớn. Khi quyết định mua bán chứng khoán, các nhà đầu luôn hy vọng về một khoản thu nhập trong tương lai với một mức độ rủi ro có thể
chấp nhận được. Quyền lợi của các nhà đầu tư luôn gắn liền với những biến động trên thị trường tài chính. Do vậy để hạn chế các hiện tượng tiêu có thể xảy ra gây bất lợi, thiệt hại cho các nhà đầu tư sẽ tăng lên, thị trường hoạt động sẽ hiệu quả hơn, khiến cho sự lưu chuyển vốn trong nền kinh tế được thúc đẩy hơn.
- Nhà nước quản lý và giám sát thị trường tài chính để đảm bảo tính hiệu quả, công bằng, công khai và minh bạch của thị trường. Song những giao dịch trên thị trường này lại là những giao dịch “vô hình”. Những yếu tố đầu cơ sẽ kéo theo sự man trá, tung tin sai sự thật, mua bán nội gián làm cho các nhà đầu tư chân chính bị thiệt hại, gây mất ổn định của thị trường tài chính từ phia các cơ quan chức năng của nhà nước.
- Nhà nước quản lý và giám sát thị trường để dung hào lợi ích của các chử thể tham gia thị trường, đảm bảo tính ổn định tương đối cảu thị trường : Quyền lợi và mục tiêu của các chủ thể tham gia thị trường tài chính nhìn chưng vừa có mối quan hệ mật thiết, qua lại với nhau vừa đối nghịch với nhau. Người này thu được lợi nhuận, đạt được mục tiêu đề ra thì rất có thể người khác sẽ bị thua thiệt. Mỗi chủ thể đều luôn có gắng để tối đa hóa lợi ích của mình nên giữa họ luôn có sự cạnh tranh. Điều này vừa là động lực cho thị trường phát triển vừa là nguyên nhân dẫn đến những hành vi gian lận. Khi cạnh tranh quá lớn sẽ làm cho thị trường hoạt động hỗn loạn, mất ổn định . Do vậy, để đảm bảo dung hòa lợi ích của các chủ thể đòi hỏi phải có sự quản lý nhà nước về thị trường tài chính với 1 hệ thống các văn bản pháp quy đầy đủ và đồng bộ.
- Nhà nước quản lý và giám sát thị trường tài chính nhằm hạn chế những gian lận phát sinh gây tác động xấu đến thị trường và các hoạt động kinh tế - xã hội: Hoạt động của thị trường tài chính rất phức tạp và tinh vi. Với tinh phức tạp và trừu tượng cảu các giao dịch, sự hiện đại, tiên tiến của máy móc và quy mô của thị trường, các hành vi gian lận rất khó bị phát hiện đối với các nhà đầu tư bình
thường. Hơn nữa do lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trên thị trường rất là lớn nên khả năng ra các hình vi gian lận, sự tinh vi, mức độ nghiêm trọng cảu các hành vi gian lận là rất cao. Trên thực tế điều này không thể tránh khỏi. Vấn đề
ở đây là phải khống chế và kiểm soát được số lượng và mức độ nghiêm trọng cảu các hành vi gian lận đó. Đây là chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường tài chính.
- Nhà nước quản lý và giám sát nhằm ngăn chặn và kiểm soát các rủi ro dẫn đến rủi ro hệ thống làm sụp đổ thị trường : Thực tế cho thấy, các loại rủi ro luôn tiền ẩn trong các mỗi hoạt động của thị trường tài chính. Khi xảy ra rủi ro sẽ gây tác động xấu đến những chủ thể tham gia thị trường, làm cho thị trường bị chao đảo. Tuy nhiên không bao giờ có thể xóa bỏ hoàn toàn các rủi ro đó mà chỉ có thể khống chế chúng. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi có 1 cơ quan nhà nước thực hiện việc quản lý và giám sát thị trường tài chính.
- Nhà nước quản lý và giám sát thị trường tài chính để đảm bảo an toàn trong điều kiện hội nhập kinh tế : Việc hội nhập với thị trường tài chính thế giới, trong đó hội nhập thị trường tài chính giúp cho nên kinh tế nhà nước có thể vừa phát huy nội lực vừa phát huy tối đa các nguồn vốn nước ngoài phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã họi, nhưng cũng có không ít những yếu tố bất lợi. Vì vậy, để hội nhập 1 cách có hiệu quả cần tăng cường các hoạt động giám sát thị trường, đảm bảo các nguyên tác chuẩn mực quốc tế và thực tế của mỗi quốc gia.