Đảm bảo dịch vụ trong và sau bán hàng

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên Sáng Tạo HTT (Trang 60 - 65)

Trong nền kinh tế thị trường dịch vụ trong và sau bán có ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng nhiều tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Vì bậy công ty cần phải chú trọng tới công tác phục vụ khách hàng. Trong quá trình bán hàng công ty phải hướng dẫn khách hàng cách bảo quản hàng hóa một cách chi tiết để giữ cho sản phẩm hàng hóa không bị hư hại.

-Đối với khách hàng ở gần công ty phải luôn phục vụ vận chuyển một cách tận tình đến tận nơi cho khách.

-Đối với khách hàng ở xa nếu không phục vụ được công ty phải đảm bảo gửi hàng đến tận nơi cho khách.

-Đối với sản phẩm chủa công ty nếu có sự hư hỏng, rách nát công ty sẽ phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại, còn với hàng hóa nếu hư hỏng do phía công ty thì công ty sẽ có trách nhiệm đổi lại.

3.2.1.6. Hoạch định giá bán:

Giá cả phù hợp là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Chính vì vậy mà công ty phải luôn tìm cách để xây dựng được kế hoạch giá cả phù hợp với thị trường nhằm đạt được doanh thu lớn nhất, phát triển kinh doanh đồng thời phải có chi phí thấp nhất để thu được lợi nhuận trong kinh doanh.

Công ty cần có những biện pháp nhằm làm giảm chi phí mua hàng, đó là những khoản tiền mà công ty phải trả cho các đơn vị nguồn hàng về số hàng đã mua. Khoản chi phí này phụ thuộc vào khối lượng hàng mua và giá cả của một đơn vị hàng mua, chính vì thế muốn làm giảm loại chi phí này ta phải có biện pháp làm giảm một trong hai nhân tố: giá cả hoặc số lượng. Tuy nhiên, với kế hoạch và phương án kinh doanh đã đặt ra thì nhân tố số lượng hàng mua thường rất khó thay đổi do đó ta chỉ có thể tác

động vào nhân tố giá cả của hàng mua. Để làm giảm giá cả hàng mua thì cách tốt nhất cho công ty đó là phải nghiên cứu thật kỹ thị trường nguồn hàng, từ đó có phương án phân tích, so sánh xem nhà cung cấp nào có giá cả rẻ nhất đồng thời chất lượng của hàng hoá vẫn đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

3.2.1.7. Cần đa dạng hóa sản phẩm:

Đa dạng hóa sản phẩm luôn là biện pháp tích cực để mở rộng sản xuất cũng như đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, nâng cao khả năng tiêu thụ của công ty. Hiện nay, sản phẩm của công ty còn đơn chiếc do vậy rất rễ gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh, chính vì vậy việc đa dạng hóa sản phẩm là một việc cần thiết và phải được ưu tiên hàng đầu, có như vậy hoạt động tiêu thụ mới phát triển mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh mới ổn định.

Đội ngũ nhân viên nên thăm dò ý kiến người tiêu dùng để nắm bắt được thị hiếu của họ

Hiện tại công ty có thể phát triển thêm những sản phẩm cũng thuộc hàng polime như túi ninon. Đây là mặt hàng cũng rất đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại và mẫu mã khác nhau. Đặc biệt sức tiêu thụ của mặt hàng này trên thị trường là rất lớn, vì thế công ty sẽ có cơ hội xâm nhập thị trường đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của mình.

Ngoài ra trong tương lai khi sự phát triển của công ty mạnh lên công ty có thể đầu tư sản xuất các mặt hàng bằng nhựa phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống. Đây là mặt hàng cũng rất được người tiêu dùng ưa chuộng và hứa hẹn nhiều thành công khi công ty tham gia vào sản xuất.

Như vậy đa dạng hoá sản phẩm là cơ sở để công ty phát triển hoạt động sản xuất cũng như nâng cao tốc độ tiêu thụ của mình.

3.2.1.8. Giải pháp về phân phối và tiêu thụ

Mục tiêu của công tác tiêu thụ là đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng tại mọi thời điểm, mọi nơi. Nếu làm được điều này doanh nghiệp sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.

- Khai thác triệt để thị trường ở Hà Nội, đồng thời mở rộng thị trường ra ngoài các tỉnh lân cận. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với công ty là phải xây dựng các kênh bán hàng sao cho đảm bảo vươn tơí thị trường ở các tỉnh xa.

- Góp phần giảm chi phí trung gian như vận chuyển, giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh, đáp ứng kịp thời chính xác về thời gian giao hàng thông qua các dịch vụ vận chuyển tốt.

- Có những thông tin chính xác, kịp thời, những ý kiến phản hồi từ khách hàng sẽ được Công ty nắm bắt cập nhật qua đó có sự điều chỉnh kịp thời kế hoạch mua và cung ứng sản phẩm đến cho khách hàng.

- Công ty nên lập các đại lý bán buôn cho thị trường ngoài tỉnh, vì hoạt động của các đại lý này sẽ góp phần đẩy mạnh tiêu thụ, hơn là chỉ để đội ngũ nhân viên tiêu thụ sản phẩm như hiện nay của công ty. Việc lập các đại lý này Công ty nên lựa chọn địa điểm thuận tiện giao thông, nơi có thuận tiện cho trao đổi thông tin như gần chợ hay trung tâm thương mại và cần thiết là gần khu dân cư. Còn đối với việc lựa chọn người làm đại lý thì có thể là pháp nhân hoặc cá nhân. Đối với cá nhân làm đại làm đại lý thị tốt hơn công ty nên lựa chọn người ở địa phương đó vì ngoài chuyên môn nghiệp vụ ra thì họ cũng phần nào nắm bắt được thói quen cũng như phong tục tập quán ở thị trường đó, nhờ những mối quan hệ sẵn có họ có thể dễ dàng hơn trong hoạt động tiêu thụ của mình.

-Công ty nên mở cho mình một cửa hàng để có thể tiếp cận nhanh chóng với người tiêu dùng. Công ty sẽ nắm bắt được nhũng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng, là cơ hội để công ty phát triển thêm hàng hóa của mình, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu. Thông qua cửa hàng công ty vừa bán buôn vừa có thể bán lẻ được hàng hóa, bán lẻ tuy số lượng mỗi lần bán ít nhưng bán lẻ cho nhiều người thì doanh thu cũng không phải nhỏ.

Như vậy mở cửa hàng trực tiếp cũng là một biện pháp thích hợp để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hóa của công ty.

3.2.1.9. Xây dựng hình thức thanh toán và phương thức bán hàng hợp lý

Trong mua bán hàng hóa thì thanh toán là một khâu quan trọng, lựa chịn hình thức thanh toán như thê nào cho tiện lợi và hiệu quả là việc mà doanh nghiệp phải bàn. Song song với việc áp dụng nhiều phương thức thanh toán nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, doanh nghiệp cũng cần thắt chặt kỷ luật thanh toán vì hầu hết các khách hàng đều muốn chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức thanh toán như thế nào để khách hàng không bị vướng mắc trong khâu này

Khi khách hàng thiếu tiền thì doanh nghiệp có thể thanh toán theo hình thức trả chậm, trả góp nhằm giữ được lượng khách hàng ổn định của doanh nghiệp, giữ vững và tăng tiêu thụ sản phẩm.

 Phương thức bán hàng:

Nhằm giảm thiểu tối đa những vướng mắc trong quá trình bán hàng, công ty nên chủ động đưa ra những phương thức bán hàng với các hình thức thông thoáng như:

-Đối với khách hàng thường xuyên mua với số lượng lớn, không có nhu cầu vận

chuyển: công ty xuất hóa đơn bán hàng trả tiền ngay, khách hàng tự vận chuyển, công ty hỗ trợ cước phí vận chuyển.

-Đối với khách hàng thường xuyên ở xa: xuất hóa đơn bán hàng, công ty vận

chuyển đến địa điểm của khách hàng, giao hàng và thanh toán tiền của lô hàng trước (cho trả chậm 1 lô), khách hàng chịu ½ cước phí vận chuyển.

-Đối với khách hàng không thường xuyên mua hàng với số lượng lớn: công ty hỗ trợ hoàn toàn cước phí vận huyển đến địa điểm giao hàng.

3.2.1.10. Tổ chức tốt công tác bán hàng và dịch vụ sau bán hàng

Biện pháp tác động vào nhân viên bá hàng: trong công tác tiêu thụ sản phẩm, vai trò của bộ phận bán hàng hết sức quan trọng. Để khuyến khích nhân viên bán hàng năng động hơn, có thái độ phục vụ khách hàng tận tình chu đáo, gần gũi với khách hàng, doanh nghiệp nên sử dụng chế đọ thưởng phạt và chế đọ khoán. Căn cứ vào chế độ đó nhân viên sẽ được khuyến khích bằng chính sách thưởng phạt theo tỷ lệ % của doanh thu vượt khoán. Đó chính là đòn bẩy kích thích họ tích cực đi tìm kiếm những khách hàng mua với số lượng lớn.

Cho nhân viên tham gia khóa học đào tạo ngắn ngày về nghiệp vụ chăm sóc khách hàng

3.2.2. Một số giải pháp khác

Ngoài việc công ty tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp chính nhằm củng cố việc tiêu thụ, công ty nên áp dụng một số biện pháp sau để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của mình.

3.2.2.1. Đối với hoạt động sản xuất

Hoạt động sản xuất có thể coi là hoạt động chính của công ty vì thế việc mở rộng quy mô sản xuất là đIều kiện hết sức cần thiết đối với sự phát triển của công ty. Để có thể mở rộng quy mô sản xuất thì khâu tiêu thụ phải được đảm bảo để tránh ứ đọng hàng hóa. Để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa ta có thể sử dụng một số biện pháp sau:

3.2.2.2. Đối với hoạt động thương mại

Hoạt động kinh doanh thương mại cũng có ảnh hưởng rất mạnh tới hoạt động của toàn công ty. Do vậy việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa là rất cần thiết nhất là khi cạnh tranh trong các doanh nghiệp cùng ngành ngày càng mạnh mẽ.

3.2.2.3. Hoàn thiện hơn nữa khâu cung ứng hàng hóa

Công tác mua hàng có ý nghĩa rất lớn tới việc tiêu thụ hàng hóa, mua hàng tốt giúp cho việc bán hàng thuận lợi hơn rất nhiều, đảm bảo nâng cao tốc độ tiêu thụ. Bởi vì tổ chức tốt việc cung ứng sẽ đảm bảo chất lượng, số lượng chủng loại hàng hóa cung ứng ra thị trường, ngoài ra công ty sẽ giảm tối thiểu chi phí mua hàng nhờ vậy có thể giảm được giá thành tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Hoàn thiện khâu cung ứng hàng hóa trước hết công ty cần lựa chọn nhiều nhà cung ứng và là những nhà cung ứng có uy tín cao. Như vậy đảm bảo cho hàng hóa không bị thiếu cũng như lựa chọn được hàng hóa có chất lượng cao và gía thành thấp nhất. Ngoài ra những người được giao nhiệm vụ đi mua hàng phải là những người có trình độ hiểu biết về hàng hóa mình đi mua, như vậy mới có thể biết được những hàng hóa tốt nhất mua về cho công ty.

Việc vận chuyển hàng hóa cũng là một yếu tố quan trong ảnh hưởng tới chi phí đầu vào. Cần lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp với hàng hóa mua về để tiết kiệm chi phí. Nếu hoàn thiện được khâu cung ứng chắc chắn hàng hóa của công ty bán ra thị trường có chất lượng tốt giá thành hạ đảm bảo cho cạnh tranh thúc đẩy tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên Sáng Tạo HTT (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w