Số liệu thống kê được nêu tại báo cáo năm 2014 của Phòng Tổ chức – Hành chính UBND huyện Mỹ Tú về biên chế triển khai trong năm 2014.

Một phần của tài liệu Vai trò của UBND cấp xã trong việc thu hồi đất, tái định cư (Trang 26 - 29)

Trong đó quan trọng nhất là việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư để thực hiện các dự án đầu tư ở nông thôn như xây dựng các chợ xã, các công trình điện lực, nước sạch, xây dựng trường học và kể cả việc quy hoạch đô thị. Đây là công tác khó khăn và cần có sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương, trong đó chính quyền cấp xã đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thực tế cho thấy, địa phương nào có sự tham gia, hỗ trợ tốt của cán bộ địa chính cấp xã thì công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở đó được triển khai thuận lợi, nhanh chóng.

Hiện nay ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng mặc dù biên chế cấp xã luôn được quan tâm xem xét vào hàng năm nhưng công tác quản lý đất thu hồi vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan là năng lực của một số cán bộ địa chính yếu kém, thậm chí là thiếu trách nhiệm; còn nguyên nhân khách quan là cơ chế chính sách quản lý bảo vệ và phát triển thu hồi còn nhiều bất cập, chưa phù hợp, thiếu đồng bộ, biên chế cán bộ không đủ để thực hiện nhiệm vụ này, đó là chưa kể đến việc ở một số xã quá trình đô thị hóa nhanh chóng như thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa thì công tác này càng trở nên cấp thiết. Ngoài ra do cùng một lúc phải đảm nhận nhiều vai trò nên cán bộ cấp xã gặp khó khăn về tài chính, công tác phí, và các khoản phụ cấp cho công tác quản lý Nhà nước về thu hồi đất luôn bất cập. Ví dụ diển hình nhất hiện nay trong lĩnh vực đất đai phát sinh nhiều vấn đề khiếu nại nhất nằm ở thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, đây cũng nơi có các vụ khiếu kiện hành chính về đất đai tập trung của huyện vv... áp lực công việc lên cán bộ địa chính ở đây lớn hơn các địa bàn khác.

Vì vậy, về mặc ngắn hạn cần nhà nước cần có giải pháp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ địa chính cấp xã, về lâu dài cần có giải pháp thiết thực nhằm động viên và thu hút nhân lực đối về công tác chuyên môn địa chính tại cấp xã, các giải pháp thực hiện chế độ bồi dưỡng về quản lý đất thu hồi.

2.2.2 Phát sinh tiêu cực của cán bộ, công chức cấp xã trong quá trình đo đạc, điều tra, khảo sát và kiểm điểm để làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ tái định cư. điều tra, khảo sát và kiểm điểm để làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

trọng, là tiền đề cho công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cũng như quản lý phần đất thu hồi ở nông thôn. Chỉ có điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ, mới thực hiện được hình dạng, kích thước, vị trí thửa đất, số lượng vật, cây cối, kiến trúc phải bồi thường. Các tài sản gắn liền với đất như nhà cửa, tình trạng các công trình, số nhân khẩu vv…. Thông qua điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ cán bộ Địa chính hiểu và nắm chắc được tình hình đất đai trên địa bàn mình quản lý. Mặt khác, các số liệu đo đạc, bản đồ còn là cơ sở để giải quyết các tranh chấp, các khiếu nại về thu hồi đất sau này. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính còn có tác dụng giúp các phường lập quy hoạch và kế hoạch về phân bổ và sử dụng đất, bố trí cây trồng, điều hành sản xuất vv...

Việc hoàn thành công tác này tạo ra căn cứ pháp lý cho việc quản lý sử dụng đất, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong huyện Mỹ Tú được thuận lợi. Tuy vẫn có hạn chế song cũng phải nói rằng công tác đo đạc, thành lập bản đồ đã được UBND các cấp quan tâm và tổ chức thực hiện chặt chẽ. Hầu hết các số liệu đã được chuyển và lưu trữ ở dạng số, thuận lợi hơn cho công tác lưu trữ và xử lý thông tin khi có biến động về đất đai trong lĩnh vực thu hồi đất.

Tuy nhiên, hiện nay do thiếu quản lý nên tình trạng vi phạm pháp luật đất đai của cán bộ quản lý ngày càng gia tăng và mức độ nghiêm trọng hơn vì những lợi ích vật chất rất lớn trước mắt các “quan tham” vẫn “sẵn sàng” vi phạm. Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã phát sinh những tiêu cực do sự có vị phạm nghiêm trọng của Cán bộ địa chính cấp xã nên đã gây ra những thiệt hại cho nhà nước và choi nhân dân. Điển hình là dự án Quốc lộ Nam Sông Hậu (đoạn đi qua địa bàn huyện Vĩnh Châu - nay là thị xã Vĩnh Châu), Cơ quan cảnh sát Điều tra công an tỉnh Sóc Trăng đã khởi tố khá nhiều cán bộ liên quan của UBND xã Vĩnh Phước (nay là phường Vĩnh Phước) vì có hành vi tiêu cực trong đo đạc, điều tra, khảo sát và kiểm điểm để làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Theo đó, ngày 26.10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với các bị can: Lê Văn Nam (51 tuổi) - nguyên Trưởng ban điều hành GTVT kiêm Phó chủ tịch Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng (HĐĐBGPMB) H.Vĩnh Châu, Sóc Trăng về hành vi “thiếu trách nhiệm...”; Phan

Quốc Hương (57 tuổi) - Phó chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Vĩnh Tân và Lê Ngọc Tuấn (32 tuổi) - Cán bộ địa chính xã Vĩnh Phước cùng về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; Nguyễn Hoàng Bỉ (46 tuổi) - Trưởng ban nhân dân ấp Xẻo Me, xã Vĩnh Phước và Lưu Thanh Hậu (40 tuổi) - cán bộ địa chính xã Vĩnh Tân, H.Vĩnh Châu về hành vi “lừa đảo và nhận hối lộ”. Theo Cơ quan CSĐT, trong quá trình thực hiện đền bù giải tỏa tuyến đường nam Sông Hậu đoạn qua H.Vĩnh Châu, những người trên đã câu kết với nhau lập hồ sơ đền bù khống, có trường hợp một miếng đất đền bù hai lần… Ngoài ra, nhiều hộ dân phải chung chi mới được xét duyệt hồ sơ đền bù giải tỏa16.

2.2.3 Mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chưa chặt chẽ.

Hiện nay, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước ngày càng chặt chẽ và đồng bộ, qua đó đã tổ chức thực hiện, vận động nhân dân bàn giao đất, phối hợp giao đất tích thực, thông qua đó các chủ trương chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước về đất đai được đi vào cuộc sống. Tuy nhiên đây chỉ là sự phối hợp không mang tính lâu dài, thiếu thống nhất, cơ chế phối hợp theo vụ việc và đôi khi là cảm tính. Mặc dù Luật Đất đai năm 2013 đã quy định rõ cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các cấp chính quyền địa phương như UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, Tổ chức phát triển quỹ đất, Ủy ban nhân dân cấp xã vv.. trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư nhưng lại không đưa ra được cơ chế phối hợp thống nhất giữa các cơ quan này, dẫn đến sự lúng túng trong việc triển khai thực hiện. Trách nhiệm phối hợp giữa các Sở, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi chung là Sở, ngành) và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh còn chưa đồng bộ, đùn đẩy trách nhiệm khi có khăn vướng mắc.

Trong khi việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư không chỉ các cơ quan được liệt kê nêu trên mà còn có các Sở, ngành như: Tài nguyên và Môi

Một phần của tài liệu Vai trò của UBND cấp xã trong việc thu hồi đất, tái định cư (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w