Vai trò của công nhân vệ sinh

Một phần của tài liệu Tiểu luận: “Đánh giá lợi ích của việc thực hiện dự án 3R và vai trò của cộng đồng trong việc thực hiện dự án tại khu vực thị trấn Trâu Quỳ Gia Lâm – Hà Nội”. (Trang 58)

Công nhân là lực lượng chủ yếu và trực tiếp thu gom rác. Tuy nhiên chất lượng thu gom rác, môi trường sống của người dân không những chỉ phụ thuộc vào mỗi công nhân thu gom mà còn là cả ý thức của cả cộng đồng nữa.

Tiến hành điều tra chúng tôi nhận thấy rằng: hiệu quả thu rác khi người dân phân loại tốt nhưng công tác thu gom không triệt để hoặc rác không được phân loại, vẫn được thu gom. Điều này sẽ được cải thiện khi công nhân thu rác hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp nhắc nhở người dân đồng thời cương quyết không thu rác không phân loại. Đương nhiên ở những khu vực có ý thức tốt trong phân loại và sự thu gom triệt để, chất lượng hiệu quả thu gom rác rất cao. Ý thức của người dân rất quan trọng quyết định đến chất lượng thu rác song khó tăng lên trong thời gian ngắn. Bởi lẽ rác thải ra không phân loại đã ăn sâu vào nếp sống của người dân, khó từ bỏ. Thái độ người thu gom được ghi nhận qua việc tiến hành phỏng vấn (đơn vị %):

Bảng 4.7. Nhận xét về thái độ của người thu gom Thái độ

TDP Tốt Bình thường Không tốt

An Đào 68 32 0

Vườn Dâu 67 33 0

Thành Trung 94 6 0

Do đó, một khi có sự thống nhất hài hòa giữa ý thức người dân với công tác thu gom rác thì hiệu quả công việc sẽ tốt hơn so với hiện tại.

Chất lượng thu gom rác hay vai trò của công nhân thu gom bị hạn chế một phần do ý thức của cả cộng đồng chưa tốt trong khi các phương tiện hỗ trợ làm việc chưa thực sự đảm bảo yêu cầu công việc. Mặt khác chế độ lương, chính sách vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cuộc sống của công nhân. Khi điều kiện vật chất và tinh thần được đáp ứng, người công nhân sẽ yêu nghề và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.

Rác hữu cơ nếu để hai ngày mới thu gom, sẽ có mùi khó chịu do vật liệu dễ phân hủy. Do vậy có ý kiến cho rằng nên thu gom rác hữu cơ hằng ngày. Điều này khá hợp lý bởi như vậy lượng rác tồn đọng sẽ ít đi, giảm khối lượng thu gom hàng ngày. Công việc của công nhân sẽ kết thúc sớm hơn (so với bình thường là khoảng 20h30 tối). Tuy nhiên, yêu cầu về phương tiện chuyên chở cao hơn (do phải dùng nhiều xe chở rác hơn).

Thực tế cho thấy, người công nhân không được về sớm dù họ có thu gom rác xong sớm đi chăng nữa. Rác sau khi thu xong được tập kết về điểm quy định. Sau đó xe tải chở rác lớn của xí nghiệp môi trường đô thị Gia Lâm sẽ tới nén ép rác để mang tới bãi rác Kiêu Kỵ. Một số công nhân phàn nàn rằng họ phải chờ đợi quá lâu để ép rác. Với tần suất vận chuyển đến bãi rác Kiêu Kỵ bằng xe chở rác 5 tấn có 2 chuyến/ngày, chưa thể chở hết với lượng tại địa bàn. Thiết nghĩ giải pháp cho vấn đề này là sự tăng lên về số lượng xe chở rác.

Để phục vụ cho công tác quản lý, thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn, trong những năm gần đây xí nghiệp MTĐT Gia Lâm đã không ngừng đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho công nhân thu gom rác thải. Tất cả các thiết bị thu gom đều do xí nghiệp MTĐT Gia Lâm cung cấp. Mỗi người thu gom được trang bị 2 xe kéo tay, 1 chổi tre, 1 xẻng, 1 kẹp sắt, 1 – 2 túi đựng rác tái chế. Mỗi năm xí nghiệp cung cấp 2 bộ quần áo lao động, 1 mũ bảo hộ lao động nhựa, 1 áo mưa, 3 đôi giầy, 5 cái khẩu trang, 5 đôi gang tay, 1 áo lưới phản quang, 3 kg xà phòng giặt, và 15 kg đường trong 5 tháng mùa hè.

Với thu nhập 3triệu đồng/tháng (lương cơ bản là 1.200.000đ, tiền phụ cấp độc hại công việc là 1.000.000đ và tiền thưởng theo điểm là 800.000đ) vẫn còn thấp so với tính chất, yêu cầu công việc. Do đó cần tăng lương để công nhân gắn bó, yêu công việc hơn.

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua điều tra, nghiên cứu, báo cáo rút ra một số kết luận như sau:

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trung bình ở thị trấn Trâu Quỳ là 0.35 kg/người/ngày. Trong đó rác hữu cơ chiếm tỉ lệ 65%. Bên cạnh những kết quả đạt được như vận chuyển rác theo chu trình khép kín, xử lý hợp vệ sinh, thu phí theo hộ gia đình còn thấp (1500 đ/người/tháng), công tác quản lý còn nhiều hạn chế như thiếu phương tiện thu gom (xe chở rác, xe ép rác), rác phân loại chưa triệt để. Thu nhập của công nhân thu gom rác chưa cao (chỉ 3 triệu đồng/tháng) chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống của các công nhân.

Chương trình 3R và PLCTRTN tại TT Trâu Quỳ chưa đạt được hiệu quả về kinh tế đáng kể khi bãi rác Kiêu Kị chưa thể sản xuất thành sản phẩm cuối cùng là phân compost. Hiệu quả môi trường theo tính toán mỗi năm sẽ giảm được 245.8 m2 diện tích bãi chôn lấp, 6078054 m3 khí CH4, 5392717 m3

khí CO2 phát sinh trong quá trình phân hủy.

UBND Thị trấn, các tổ dân phố, Hội phụ nữ là những lực lượng quan trọng trong công tác tuyên truyền và động viên nhân dân phân loại rác. Người dân hầu hết nhận thức được về PLRTN nhưng ý thức còn chưa cao. Tỉ lệ người dân tham gia phân loại rác tại 3 tổ dân phố điều tra là 74%. Ý thức và nhận thức người dân phụ thuộc nhiều vào trình độ văn hóa, nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính. Sinh viên là lực lượng lớn trong việc thực hiện phân loại rác. Sinh viên nhận thức về 3R và PLRTN tốt nhưng việc thực hiện phụ thuộc nhiều vào sự nhắc nhở của chủ nhà trọ và công nhân thu gom.

5.2. Kiến nghị

- Về công tác quản lý

+ Tăng cường hiệu lực của các quy định pháp luật về quản lý chất thải sinh hoạt. UBND TT và các tổ dân phố cần đặt ra các quy định, nội quy xử phạt các tổ chức, cá nhân không thực hiện nghiêm túc PLRTN;

+ Phạt hành chính; + Tăng phí thu gom;

+ Đào tạo, nâng cao nhận thức, trình độ của công nhân thu gom, khoanh vùng khu vực giao trách nghiệm cho từng nhóm công nhân phụ trách.

- Về kĩ thuật

+ Tăng tần suất thu gom rác hữu cơ lên 1 lần/ngày, tránh rác dễ phân hủy bị lưu trữ lâu trong nhà;

+ Tăng cường số lượng xe ép rác;

+ Đưa dây chuyền sản xuất phân hữu cơ tại bãi rác Kiêu Kị vào hoạt động.

- Về giáo dục, tuyên truyền

+ Đẩy mạnh công tác giáo dục, truyền thông môi trường: tăng cường tuyên truyền trên loa phát thanh, thường xuyên mở các lớp giáo dục, tập huấn để nâng cao nhận thức của người dân đặc biệt là học sinh về 3R;

+ Phát huy vai trò của Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, hội người cao tuổi trong công tác tuyên truyền; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khen thưởng, động viên những cá nhân, tập thể thực hiện tốt phân loại rác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo hiện trạng Môi trường Quốc gia năm 2005.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục bảo vệ Môi trường Hà Nội. Nâng cao nhận thức môi trường, 2003.

3.Chính phủ. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn,2007.

4. Cục Bảo vệ môi trường Việt Nam. Dự án “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới”, 2008.

5. ĐH Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 5(40), 2010.

6. Lưu Đức Hải. Cẩm nang quản lý môi trường, NXBGD, 2009.

7.http://www.baohaiphong.com.vn/channel/4974/201103/Xu-ly-rac- thai-cong-nghiep-ngay-tu-nguon-2037937/

8.http://www.baohoabinh.com.vn/28/34904/Tan_Lac_Tuyen_chien_vo i_rac_thai__bat_dau_tu_y_thuc_cong_dong.htm

9.http://www.ebook.edu.vn/?page=1.1&view=9901. quản lý chất thải rắn sinh hoạt. 10.http://hanam.gov.vn/vivn/Pages/Article.aspx? ChannelId=125&articleID=2663 11.http://www.hiendaihoa.com/Cong-nghe-moi-truong/Giai-phap-xu- ly-chat-thai-ran/nhat-ban-bien-rac-thai-thanh-tai-nguyen.html 12.http://www.tin247.com/92_doc_gia_muon_cam_hoac_giam_tui_nil on-10-43081.html 13.http://vanmau.com/forum/archive/index.php/t7374.html? s=98ea2527d193f072a790d137d9b1c627 14. http://www.vfej.vn/vn/chi_tiet/14011/undefined

15.http://www.vista.gov.vn/pls/portal/PORTAL.www_media.show? p_id=500005&p_settingssiteid=33&p_siteid=33&p_type=basetext&p_textid= 500006. 16.http://vtc.vn/19-198385/xa-hoi/giao-duc/hn-96-hoc-sinh-3-truong- tieu-hoc-biet-phan-loai-rac.htm 17. http://www.3r-hn.vn/?option=mod_news&sel=list&cid=13 18.http://72.14.235.132/search? q=cache:tAoBLfXmgbkJ:vst.vista.gov.vn/home/database/an_pham_dien_tu/ MagazinneName.2004-05-21.4429/2005/2005_00007/

19.Kỷ yếu chương trình đại sứ môi trường bayer Việt Nam, 2006. Trang 35, 117, 134.

20. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái. Quản lý chất thải rắn - Tập 1- Chất thải rắn đô thị, NXB Xây dựng, 2001.

21. Trần Quang Ninh, Đinh Xuân Hùng. Xây dựng một xã hội tái chế,

số 7/2005 (209).

22. Trần Quang Ninh - Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia. Tổng luận về công nghệ xử lý chất thải rắn của một số nước và Việt Nam.

23.Quốc hội. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam sửa đổi năm 2005. NXB Chính trị Quốc gia.

24. Dương Thị Tơ và các cộng sự - Trung tâm tư vấn, đào tạo và

chuyển giao công nghệ môi trường. Phân loại rác tại nguồn và công nghệ tái chế chất thải, Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 95 tháng 4/2007.

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này nhóm nghiên cứu chúng em đã nhận được sự quan tâm của các tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường.

Trước hết chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể các thầy, cô giáo khoa Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt là giáo viên trực tiếp hướng dẫn cô Nguyễn Thị Hồng Ngọc. Trong thời gian thực hiện đề tài, cô đã tận tình hướng dẫn nhóm hoàn thành nghiên cứu khoa học này.

Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, cùng toàn thể các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho chúng em trong suốt những năm học vừa qua cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em hoàn thành đề tài này.

Em xin cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn bộ công nhân viên Xí nghiệp môi trường đô thị Gia Lâm đã cung cấp những tài liệu, cũng như tạo điều kiện cho chúng em đi điều tra thực tế giúp chúng em có thể hoàn thành đề tài của mình.

Chúng em xin cảm ơn tập thể cán bộ, nhân dân thị trấn Trâu Quỳ, đặc biệt là 3 tổ dân phố An Đào, Vườn Dâu, Thành Trung đã giúp đỡ, tạo điều kiện cung cấp số liệu cũng như hợp tác trong quá trình chúng em làm đề tài.

Do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Chúng em kính mong thầy cô và các bạn góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2011 Nhóm sinh viên nghiên cứu

MỤC LỤC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài...1

1.2. Mục đích, yêu cầu...2

1.2.1. Mục đích...2

1.2.2. Yêu cầu...2

PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...3

2.1. Một số khái niệm...3

2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam...4

2.2.1. Trên thế giới...4

2.2.2. Tại Việt Nam...5

2.3. Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn...8

2.3.1. Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn trên thế giới...8

2.3.2. Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn tại Việt Nam...13

2.4. 3R và phân loại rác tại nguồn...21

2.4.2. Phân loại rác tại nguồn...22

2.5. Vai trò của cộng đồng...27

2.5.1. Trên thế giới...27

2.5.2. Tại Việt Nam...28

PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...31

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...31

3.2. Nội dung nghiên cứu...31

3.3. Phương pháp nghiên cứu...31

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu...31

3.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa...31

3.3.3. Phương pháp định lượng rác thải...32

3.3.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu...32

3.3.5. Phương pháp chuyên gia...32

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...33

4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của thị trấn Trâu Quỳ...33

4.1.1. Điều kiện tự nhiên...33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...34

4.2. Thực trạng phát sinh rác thải tại thị trấn Trâu Quỳ...35

4.2.1. Nguồn phát sinh ...35

4.2.2. Thành phần ...36

4.2.3. Khối lượng rác thải...36

4.3. Thực trạng công tác quản lý CTRSH tai thị trấn Trâu Quỳ...40

4.3.1. Quản lý về mặt hành chính...40

4.3.2. Quản lý về mặt kĩ thuật...43

4.4. Đánh giá hiệu quả của PLRTN tại thị trấn Trâu Quỳ...46

4.4.1. Hiệu quả kinh tế...46

4.4.2. Hiệu quả môi trường của việc áp dụng 3R...47

4.5. Vai trò của cộng đồng trong việc PLRTN...50

4.5.1. Vai trò của UBND Thị trấn, Tổ dân phố, các Hội, đoàn thể...50

4.5.2. Vai trò của dân cư trong việc thực hiện dự án 3R và PLRTN...51

4.5.3. Vai trò của sinh viên trường ĐHNN...54

4.5.4. Vai trò của công nhân vệ sinh...58

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...60

5.1. Kết luận...60

5.2. Kiến nghị...61

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam...6

Bảng 2.2. Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt...7

Bảng 2.3. Hiện trạng của một số nhà máy chế biến compost tập trung ở Việt Nam...21

Bảng 4.1. Lượng rác thải sinh hoạt bình quân theo đầu người ở Thị trấn Trâu Quỳ...37

Bảng 4.2. Khối lượng rác thải bình quân trên đầu người tại 3 tổ dân phố...38

Bảng 4.3. Khối lượng rác thải trung bình phát sinh các ngày trong tuần...38

Bảng 4.4. Khối lượng CTRSH tại TT Trâu Quỳ...39

Bảng 4.5. Tỉ lệ phân loại rác tại 3 tổ dân phố...52

Bảng 4.6. Tỉ lệ người dân tham gia các hoạt động tuyên truyền ( %)...52

DANH MỤC HÌNH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.1. Mô hình quản lý rác thải...9

Hình 2.2. Công nghệ xử lý chất thải làm phân bón của Trung Quốc...13

Hình 2.3. Hệ thống quản lý CTR sinh hoạt ở các đô thị lớn ở Việt Nam...14

Hình 2.4: Công nghệ sản xuất phân hữu cơ từ chất thải rắn sinh hoạt tại Cầu Diễn...20

Hình 4.1. Bản đồ vị trí địa lí khu vực thị trấn Trâu Quỳ...33

Hình 4.2. Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại thị trấn Trâu Quỳ...35

Hình 4.3. Biểu đồ thành phần rác thải sinh hoạt trên thị trấn Trâu Quỳ...36

Hình 4.4. Sơ đồ khối lượng rác thải trong tuần (kg)...39

Hình 4.5. Cơ cấu tổ chức Xí nghiệp Môi trường đô thị Gia Lâm...40

Hình 4.6. Biểu đồ nhận xét của người dân về mức phí thu gom...43

Hình 4.7. Sơ đồ thu gom rác thải sinh hoạt của thị trấn Trâu Quỳ...44

Hình 4.8. Biểu đồ mức độ hiểu biết về 3R của sinh viên khóa 53, 54, 55 ở trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội...55

Hình 4.9. Biểu đồ tình hình phân loại rác của sinh viên trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội...56

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

3R : Reduce – reuse – recycle

UBND : Ủy ban nhân dân

CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt

CTR : Chất thải rắn

URENCO : Công ty trách nhiệm hữu hạn Môi trường đô thị

TN & MT : Tài nguyên và môi trường

MTĐT : Môi trường đô thị

GTCC : Giao thông công chính

PLCTRTN : Phân loại chất thải rắn tại nguồn

JICA : Cơ quan hợp tác quôc tế Nhật bản

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

BCLHVS : Bãi chôn lấp hợp vệ sinh

BCLCTR : Bãi chôn lấp chất thải rắn

IMV : Dự án hợp tác cấp địa phương giữa UBND TP Hà

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tiểu luận: “Đánh giá lợi ích của việc thực hiện dự án 3R và vai trò của cộng đồng trong việc thực hiện dự án tại khu vực thị trấn Trâu Quỳ Gia Lâm – Hà Nội”. (Trang 58)