Cơ cấu tổ chức quản lý CTRSH
Hiện tai, Xí nghiệp Môi trường đô thị Gia Lâm chịu trách nhiệm quản lý CTR trên địa bàn huyện. Khu vực thị trấn Trâu Quỳ do Đội 3- vệ sinh viên thị trấn Trâu Quỳ phụ trách.
Hình 4.5.
Hình 4.5. Cơ cấu tổ chức Xí nghiệp Môi trường đô thị Gia Lâm.
Một số văn bản pháp luật liên quan đến quản lý CTRSH
+ Một số văn bản pháp quy về quản lý chất thải sinh hoạt ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý phù hợp đối với các hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng. Một số văn bản pháp luật được ban hành gồm:
Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 được Quốc hội thông qua, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. Trong đó đã nêu ra 4 điều quy định chung về quản lý chất thải.
Giám đốc Các phó giám đốc Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Kế toán – Tài vụ Phòng Quản lý – dịch vụ Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật Các đội duy trì vệ sinh, thoát nước Đội thu phí Đội quản lý xe, phương tiện Đội bảo vệ Ban quản lý bãi rác Kiêu Kỵ
Nghị Quyết 41 – NQ/TW ngày 15/11/2004 của bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quyết định số 34/2005/QĐ – TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng chính phủ ban hành chương trình hoạt động của chính phủ thực hiện nghị quyết 41 – NQ/TW ngày 15/11/2004 của bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chỉ thị số 23/2005/CT – TTg ngày 21/06/2005 của Thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và các khu công nghiệp.
Nghị định số 65/2006/NĐ – CP ngày 23/06/2006 của Thủ tướng chính phủ về tổ chức hoạt động của thanh tra Tài nguyên và Môi trường.
Nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn. Quyết định số 2149/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 22/09/2009 phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn khác cùng với hệ thống các tiêu chuẩn chất thải rắn ở nước ta bao gồm:
QCVN 07 – 2009 BTNMT - Quy chuẩn ngưỡng chất thải nguy hại. QCVN 25 – 2009 BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn.
TCVN 6706:2009 Chất thải nguy hại. Phân loại.
TCVN 6707:2009 Chất thải nguy hại. Dấu hiệu cảnh báo.
+ Các văn bản về quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực thị trấn Trâu Quỳ
Thị trấn Trâu Quỳ đã lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống quản lý chất thải rắn đến năm 2020. Quy hoạch tổng thể còn triển khai đến các tổ dân phố.
Nghị định số 65/2006/NĐ – CP ngày 23/06/2006 của Thủ tướng chính phủ về tổ chức hoạt động của thanh tra Tài nguyên và Môi trường.
Nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn. Quyết định số 2149/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 22/09/2009 phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngoài ra các tổ dân phố trong khu vực thị trấn còn quản lý rác thải sinh hoạt bằng cách đưa ra các khen thưởng Gia đình văn hóa… Nhờ đó mà công tác quản lý rác thải sinh hoạt thu được nhiều kết quả khả thi.
+ Mức phí thu gom đối với CTRSH
Mức thu phí đối với các đơn vị là hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh được áp dụng theo Quyết định số 16/QĐ – UBND ngày 09/01/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu phí vệ sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tùy thuộc và thu nhập, đặc điểm nghề nghiệp, kinh doanh mà lượng rác thải ra môi trường khác nhau về thành phần và khối lượng. Chính vì vậy mức thu phí cũng khác nhau.
Cụ thể mức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ cũng như tại 3 tổ dân phố Thành Trung, Vườn Dâu và An Đào như sau:
1. Mức thu đối với hộ gia đình: 1.500đ/người/tháng. 2. Mức thu đối với các hộ sản xuất kinh doanh:
a, Đối với các hộ kinh doanh buôn bán các mặt hàng ăn uống, vật liệu xây dựng (gạch, cát, đá, sỏi), rau, hoa quả, thực phẩm tươi sống:
- Trường hợp có lượng rác thải dưới 1m3/tháng: mức thu 70.000 đồng/tháng.
- Trường hợp có lượng rác thải trên 1m3/tháng: mức thu 160.000 đồng/m3 hoặc 380.000 đồng/tấn.
b, Các hộ kinh doanh buôn bán khác: mức thu 40.000 đồng/tháng.
3. Đối với trường học, nhà trẻ, trụ sở làm việc của các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, sự nghiệp: mức thu 100.000 đồng/đơn vị/tháng.
4. Các tổ chức và cơ sở khác: mức thu 160.000 đồng/m3 hoặc 380.000 đồng/tấn.
5. Đối với các hộ sản xuất, kinh doanh đã thu phí vệ sinh theo hộ kinh doanh thì không thu phí theo hộ gia đình. Trường hợp người kinh doanh thuê địa điểm thì người kinh doanh phải nộp phí vệ sinh theo hộ kinh doanh và gia đình có địa điểm cho thuê phải nộp phí vệ sinh theo mức hộ gia đình.
Khi hỏi về ý kiến của người dân về mức thu phí vệ sinh môi trường tương ứng với mức thu đối với hộ gia đình 1.500 đồng/người/tháng: có tới 65% ý kiến cho là mức phí còn thấp, 35% ý kiến cho là mức phí trung bình và không có ý kiến nào cho là mức phí cao.