Tập quán sinh sống

Một phần của tài liệu so sánh khả năng sinh bào tử của nấm xanh metarhizium anisopliae sorokin trên nền cơ chất gạo và đánh giá hiệu lực năm chủng nấm xanh của hungary và một chủng việt nam lên sùng khoai lang cylas formicarius fabricius trong điều kiện phõng thí nghiệm (Trang 25 - 26)

Trong quyển Bách khoa toàn thư về côn trùng, xuất bản năm 2008 tại Mỹ, tác giả John l. Capinera có đề cập:

Sùng cái dùng miệng để tạo những khoang nhỏ trong củ hoặc thân khoai, sau đó để trứng vào những khoang đó. Trứng được đẻ riêng lẻ, được đính trong vị trí đẻ trứng và được bịt kín bởi phân của con cái, giúp cho trứng khó bị phát hiện. Hầu hết các trứng có xu hướng được đẻ gần vị trí giao nhau giữa thân và củ. Đôi khi thành trùng bò xuống qua vết nứt của đất, vào trong củ để đẻ, giúp trứng yên vị trong củ.

Khi trứng nở, ấu trùng thường đục vào bên trong củ hoặc thân cây. Những ấu trùng nở ở thân thường đục xuống phía củ. Ấu trùng tạo những đường hầm quanh co, trực tiếp ăn và thải phân tại đó. Khi chuyển qua giai đoạn nhộng, thành trùng tạo kén bên trong rễ hoặc thân. Nhộng lúc đầu có màu trắng, sau chuyển dần sang xám.

Thông thường thành trùng nở ra khỏi nhộng sẽ thoát ra khỏi thân hoặc rễ bằng cách đục lỗ ra ngoài, những đôi khi chúng tiếp tục lưu trú trong củ, nơi dồi dào nguồn thức ăn.

Sùng khoai lang thường hoạt động về đêm, con trưởng thành thường nhanh chóng giả chết nếu như bị quấy nhiễu. Theo Miyatake (2001) thì thức ăn ảnh hưởng mật thiết đến sự giả chết của thành trùng sùng khoai lang. Khi thành trùng sùng khoai lang không có nhu cầu ăn, tỉ lệ giả chết cao hơn đáng kể so với khi sùng đói ở cả hai giới tính đực và cái. Tuy nhiên, con cái có khả năng giả chết lâu hơn con đực trong trường hợp cả hai giới tính đều thiếu thức ăn như nhau. Sự khác nhau này là do con cái có khả năng chịu đói tốt hơn con đực.

Thành trùng rất hiếm khi bay và thường bay với khoảng cách ngắn, thấp. Sùng khoai lang di chuyển chủ yếu bằng hình thức bò, nhiệt độ càng cao sùng khoai lang bò càng nhanh, trái lại, những ngày mưa sùng thường ngưng hoạt động (Nguyễn Đức Khiêm, 2006). Con cái thường ăn cả ngày và ăn nhiều hơn trước khi bắt cặp, bắt đầu tìm vị trí đẻ trứng sau khi giao phối. Mồi nhử pheromone đã được xác định và tổng hợp nhân tạo.

15 Khí hậu và thời tiết đóng vai trò quan trọng đến khả năng hoạt động của sùng. Thời gian các giai đoạn phát triển của sùng khoai lang ở điều kiện nhiệt độ 25oC và 30oC lần lược là 46 và 31 ngày. Nhộng vũ hóa rải rác suốt từ sáng đến tối. Khi nhiệt độ vào khoảng 10-15oC, sùng khoai lang vẫn nằm yên trong đường đục. Nhiệt độ khoảng 300

C là mức nhiệt độ tối hảo cho sùng hoạt động. Khi thời tiết nóng nực, chúng có thể bay một quãng ngắn (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).

Một phần của tài liệu so sánh khả năng sinh bào tử của nấm xanh metarhizium anisopliae sorokin trên nền cơ chất gạo và đánh giá hiệu lực năm chủng nấm xanh của hungary và một chủng việt nam lên sùng khoai lang cylas formicarius fabricius trong điều kiện phõng thí nghiệm (Trang 25 - 26)